Tuesday, December 31, 2019



ĐẠO PHÁP VƯƠN LÊN TỪ SUY THOÁI
Quảng Tuệ Tống Phước Hiến
*****
Nguyên nhân suy thoái

Là quốc gia đi chiếm thuộc địa để phát triển, thực dân Pháp đã cai trị thuộc địa bằng sức mạnh của vũ khí, ngục tù, thủ tiêu hay giết hại dã man. Mục tiêu khẩn cấp là loại trừ nguồn gốc và văn minh văn hóa của quốc gia bị chiếm đóng, thay vào đó là nền văn minh văn hóa đế quốc Pháp. Do nhu cầu thống trị, trước nhất họ phải cấp tốc đào tạo thông ngôn, thông dịch hầu dễ chuyển đạt mệnh lệnh bao gồm chữ viết và lời nói.

Bạn đồng hành với thực dân Pháp đi chiếm thuộc địa, là Thiên Chúa Giáo, bởi họ cũng có nhu cầu mở mang nước Chúa trên thế gian. Cả hai nhu cầu này đều trông cậy vào tiếng súng xâm lăng của đế quốc Pháp. Nếu Thực dân pháp cần thông ngôn, thì Đoàn Truyền Giáo cần hạt nhân làm gốc rễ. Hai thế lực nầy lại cũng có nhu cầu cấp thiết giống nhau là dùng tiếng Pháp làm phương tiện hành hoạt như đào tạo cán bộ, tuyển mộ binh sĩ, tuyên truyền đức tin, đoàn ngũ hóa giáo dân.

Nhiệm vụ cấp bách của Lực Lượng Truyền Giáo La Mã là xây dựng những giáo khu, quần tụ và sinh cư như một lãnh địa hành chánh chính trị dưới sự cai quản nghiêm ngặt của hàng giáo sĩ. Tại khu quần cư nầy, giáo dân phải thể hiện quyết liệt đoạn lìa tập quán dân tộc, thực hành và phục vụ nếp sống phù hợp với đức tin mới. Nhu cầu truyền đạo là cần phải tạo nên tập quán và ngôn ngữ mới, nhằm cũng cố đức tin, tuân phục tuyệt đối quyền năng Giáo Hội và Giáo Hoàng La Mã. Trong giai đoạn nầy, nhu cầu phát triển tín đồ của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La mã và nhu cầu của thực dân của Pháp là song hành, hỗ tương cho nhau. Dĩ  nhiên, dân tộc Viêt Nam và Phật Giáo Việt Nam là nạn nhân.

Theo một số tài liệu thì Giáo sĩ  Bá đa Lộc (Alexandre de Rhodes) dựa theo âm tiết tiếng Việt để ghép các chữ cái mẫu tự La tinh, tạo ra cách viết mới để làm phương tiện rao giảng giáo lý Thiên Chúa Giáo.

Nhưng theo trang mạng: "vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes", thì chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đang sử dụng, được hình thành nhờ công trình tập thể của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Ý, với sự trợ giúp của các giáo dân bản địa; mà công đầu là giáo sĩ Francisco de Pina. Khi Giáo sĩ  Alexandre de Rhodes đến xứ Đàng Trong thì tiếng Việt đã được Latin hóa với những dấu âm khá gần với chữ Quốc ngữ hiện nay. Alexandre de Rhodes thừa hưởng công lao từ những người đi trước. Ông có phổ biến chữ Quốc ngữ qua các tác phầm như là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên được ấn hành. (theo Alexandre de Rhodes–Wikipedia tiếng Việt ).

Để thực hiện công cuộc xâm chiếm và thống trị, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn cho dạy ở học đường từ cấp sơ học đến tiểu học, đào tạo thông ngôn và thư ký cho người Pháp. Với sự đãi ngộ khá cao về tiền bạc vật chất lẫn quyền uy danh vọng, nhóm gọi là “Tây học” nầy vô tình tạo nên giai cấp trợ lực cho thực dân Pháp. Các khoa thi tuyển dụng cho quan trường nhanh chóng loại trừ văn sách Hán Nôm. Vì sự sống. sĩ tử đành phải theo học chữ Pháp.

Song song với chiến lược "Mũi Súng và lon gạo"; Giáo sĩ  Bá đa Lộc, linh hồn của đoàn truyền giáo công khai khích bác thóa mạ Phật Giáo trước Tòa giảng. Đó là bài giảng "Ngày Thứ Tư" trong Phép giảng tám ngày, rất ngây ngô và vô cùng khiếm nhã. Hiện các Giáo xứ Thiên Chúa Giáo Việt Nam vẫn lưu giữ, làm tài liệu giảng dạy. Vi lời văn bài giảng của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes quá khiếm nhã, nên chúng tôi chỉ trich một đoạn rất ngắn, nếu muốn đọc thêm, xin vào địa chỉ trang trích kèm theo: "Như thể có chém cây nào đúc (?) cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ".(Phép giảng tám ngày: kholuu.files.wordpress.com/2015/07/phep_giang..)tòa thánh La Mã cho xuất bản năm 1651 nhà in của Thánh bộ Truyền giáo tại La Mã.

Điều nầy ảnh hưởng nặng nề đến Phật Giáo, vì thời bấy giờ kinh sách Phật giáo được viết bằng chữ Hán. Vì không đọc được kinh sách bằng chữ viết mới, nên Phật Tử xa rời kinh điển. Đó là lý do khiến Đạo Phật bị mai một, bị suy thoái, Phật Giáo đồ không hiểu lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống. Yếu tố nầy tạo điều kiện cho nhóm người phi đạo đức, lấy kinh Phật làm nghề sinh sống. Từ  ý nghĩa Kinh Phật là lời giáo huấn, nhóm thầy cúng, thầy bói, thầy pháp biến kinh điển Phật giáo thành bùa chú, cúng bái, mê tín dị đoan. Đạo Phật bị biến thành tôn giáo thần quyền, cầu giải tội, cầu vinh thăng. Toàn quốc không có được một ngôi trường Phật học.

Dụ số 10, là phương tiện pháp lý khác để thực dân Pháp hay Nam Triều tấn công Phật giáo. Xếp Phật giáo như là một Hiệp hội. Vì là Hiệp hội, nên mọi công việc Phật sự, dù là Đại Lễ Phật Đản Sanh cũng phải xin phép chính quyền. Phật giáo thời bấy giờ bị kỳ thị và suy thoái tột độ!. Lâu dần, thầy tụng cũng cạo đầu, cũng áo Cà Sa, lấy chuyện tụng kinh cúng đám làm kế sinh nhai.

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam ra đời - 1920

Phật-giáo Việt Nam bị suy thoái trầm trọng, đưa đến tiền đồ tăm tối, nếu từ hàng Tu Sĩ đến Thiện Trí Thức Cư Sĩ ngại ngùng không dấn thân. Nhìn sang Phật Giáo các nước lân bang như Trung quốc, Đài Loan, Nhật bản… họ đều tĩnh giác trước tiền đồ Phật Giáo quê hương họ, Phật học của quốc gia họ. Điển hình là Phong trào Chấn Hưng Phật giáo ở Trung Hoa, do báo Hải Triều Âm cổ xúy. Bắt  đầu từ năm 1920, chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức họp lực với một số Cư Sĩ Thiện Tri Thức tiến hành chương trình Chấn Hưng Phật giáo, mở các trường Phật Học tại các tư gia hoặc chùa viện cổ tự để đào tạo Tăng tài, và thuyết pháp để các tín hữu hiểu biết về những vần đề căn bản của Phật Giáo. Nhờ vậy, Phật Pháp dần dần thấm nhuần, tư tưởng thâm sâu vi diệu của Phật Giáo chuyển hóa quan điểm cá nhân Phật tử trong cuộc sống. Phật Pháp giúp giải quyết những nghi vấn, giúp con người được bình an, tạo nên thế giới an lạc, tin yêu, hòa đồng, hòa bình. Tình thương không chỉ con người với con người mà đến cả muôn vật, mọi loài.

Phật Giáo thâm nhập, chinh phục các nhà khoa học, học giả, tầng lớp trí thức phương tây. Sự cảm phục từ những bậc thức giả nầy đã làm cho những nhà lãnh đạo và thiện trí thức của các dân tộc đã có niềm tin về đạo Phật nhận trách nhiệm dấn thân hoằng bá Giáo Pháp Như Lai. Những học giả Phật Giáo nghiên cứu trở lại giáo lý Phật Đà với tất cả nhiệt tình. Đó là một trong những động cơ lớn thúc đẩy phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở các nước Á châu.

Tại Việt Nam, phong trào Chấn Hưng PhậtGiáo chịu tác động thúc bách mạnh mẽ từ những phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở nhiều nước như Ấn Độ, Tích Lan, Nhật Bản và đặc biệt là từ Trung Quốc mà Thái Hư Đại sư, nhân vật lịch sử của Phật giáo thế giới đã góp đại nguyện. Chính Đại sư là người khởi xướng và chỉ đạo cuộc vận động của Chấn Hưng Phật Giáo thời cận và hiện đại. Tư tưởng và Hành động, Trí tuệ và Đức hòa của Đại sư ảnh hưởng đến tín đồ Phật giáo thế giới, nhất là tại Việt Nam.

Khởi động hành trình
Sau thời gian chữ Hán bị chữ Quốc ngữ lấn át trong nhiều sinh hoạt liên quan đến văn tự. Đến cuối thế kỷ XIX sự phát triển của chữ Quốc ngữ đã điều chỉnh những trở ngại do ngôn ngữ tác động. Từ trở ngại, chữ quốc ngữ trở thành phương tiện truyền đạt hữu hiệu. Vì nhu cầu thực tại, các văn bản, tác phẩm vốn được viết bằng Hán tự, được dần dần chuyển dịch sang chữ Quốc ngữ. Các kinh sách Phật giáo cũng theo phong trào chuyển dịch nầy. Nhờ vậy, triết lý và Thiền học Phật giáo được chư Tăng và chư Thiện tri thức biên soạn được phổ cập trên những cơ quan truyền thông đại chúng, mở đầu và tạo điều kiện cho Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo khởi diễn.

Từ đầu thập niên 1920, những bài viết của các vị Tăng sĩ và Thiện tri thức Cư sĩ Phật Giáo được đăng tải trên một số báo. Đây là dấu hiệu mở đầu cho Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam. Thời gian nầy, xuất hiện bài viết: “NÊN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NƯỚC NHÀ” của ông Nguyễn Mục Tiên đăng trên tờ Đông Pháp Thời Báo số 529 ngày 05.01.1927 với nội dung Phật Giáo cần phải được chấn hưng, vì Phật Giáo đã góp phần lớn trong nền đạo đức dân tộc. Trong lúc đất nước đang trãi qua những biến cố ảnh hưởng đến Dân tộc thì Phật Giáo cần phải cấp tốc chấn hưng hầu đáp lại nhu cầu của lịch sử. Tác giả kêu gọi các bậc thức giả hãy góp ý kiến nhằm chấn hưng Phật giáo.

Đáp lời kêu gọi, cũng trên tờ Đông Pháp Thời Báo số 532 ngày 14.05.1927 Nhà Sư Thiện Chiếu, một học giả Phật giáo, thông rành Pháp, Việt và Hoa ngữ, đang làm Giáo Thọ tại Linh Sơn Tự (Sài Gòn) nêu nguyên nhân chủ yếu khiến Đạo Phật lâm vảo cảnh suy thoái là vì giới Tăng Sĩ không chuyên tâm nghiên cứu kinh sách, không làm tròn trách vụ Trưởng Tử Như Lai, khiến nên tín đồ Phật tử đến chùa là để cầu xin ơn phước; vì vậy đạo Phật bị xem như là loại tín ngưỡng mê tín. Sau khi nhận định và phân tích, Ngài đề nghị ba phương cách để chấn hưng Phật giáo như sau:

1/ Lập Phật Học Báo Quán để truyền bá giáo lý và lần hồi xóa bỏ mê tín.
          2/ Lập Phật Gia Công Học để đào tạo nhân tố đi Hoằng Pháp lợi sinh.
          3/ Dịch kinh tụng sang kinh nghĩa để Phật tử hiểu và hành đạo.

Trên tờ Khai Hóa Nhật Báo số 1640 ra ngày 16.01.1927 Tỷ kheo Tâm Lai, trụ trì chùa Tiên Lữ (chùa Hang), làng An Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Bắc Việt có bài kêu gọi chấn hưng Phật Giáo với chương trình ba điểm:

1) Lập giảng đường trong chùa.
2) Các chùa mở các trường từ Sơ học yếu lược, đến Sơ đẳng tiểu học, mời các thầy bên ngoài vào dạy, mỗi buổi học có thêm 10 phút giảng kinh Phật.
3) Lập nhà nuôi và dạy nghề cho người nghèo khó, đơn chiếc, tàn tật. Đồng thời lập các nhà cô nhi nuôi dạy trẻ mồ côi.

Hoàn cảnh lịch sử bấy giờ tạo nên một số khác biệt khó vượt qua như địa phương tính, ngôn ngữ, phong tục, giai cấp cá nhân trong xã hội…Những người khởi xướng Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo chưa có được sự thống nhất nên ý chí cũng như sự phấn khích ban đầu có phần trầm lắng. Đến các năm 1932-1933, phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở miền Bắc được các vị Tăng sĩ như Ngài Trí Hải, Thái Hòa, …khởi động lại. Cùng thời gian nầy tại miền Trung, Phong trào Phật Hóa Phổ tiền thân của Gia Đình Phật Tử ngày nay ra đời do Quý Thiện Trí Thức Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Lê Toại, Nguyễn Hữu Kha, Trần Văn Giác,,... kiến lập.
         
Các Tổ Chức Tiên Khởi

Các trường giảng dạy Phật học được tổ chức ở khắp ba miền, tập trung tại các chùa lớn, đào tạo “Tăng Ni Sinh”. Một số tạp chí nghiên cứu và quảng bá Phật Học như Pháp Âm, Quan Âm, Tam Bảo, Tiếng Chuông Sớm, Duy Tâm, Tiến Hóa lần lượt xuất hiện .

Năm 1932 Cư sĩ Đoàn Trung Côn một học giả Phật Tử thành lập nhà xuất bản Phật Học Tùng Thư. Trong giai đoạn này số kinh sách có tính cách giáo khoa truyền giảng kiến thức căn bản như Phật Giáo Vấn Đáp, Phật Giáo Giáo khoa Thư, và những kinh bản bằng Quốc ngữ như Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm được in ấn và phổ biến.

Các bậc Cao Tăng , các vị Thiền Sư như các Ngài: Trí Hải, Tố Liên, Giác Tiên, Phước Huệ… và những nhân sĩ Thiện tri thức như các cụ Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Nguyễn Trọng Luật, Lê Dư, Nguyễn văn Tố, Nguyễn Hữu Kha, Nguyễn Xuân Chữ, BS Lê Đình Thám, Ưng Bình, Viễn Đệ, Mai Thọ Truyền, Nguyễn văn Thục… tùy theo hoàn cảnh để xiển dương Chánh Pháp góp phần rất lớn trong phong trào Chấn Hưng Phật Giáo.

I/ Miền Bắc:

Ý thức phải tiến tới Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo, tại miền Bắc bắt đầu từ năm 1932. Nhưng đến năm 1934, Hội “Bắc Kỳ Phật giáo Tổng Hội” mới được ra đời tại Hà Nội, trụ sở đặt tại chùa Quán sứ, do cư sĩ Nguyễn Năng làm hội trưởng, Hòa ThượngThích Thanh Hanh làm Pháp chủ, Thượng Tọa Trí Hải làm cố vấn. Nòng cốt gồm các cư sĩ trí thức tân và cổ học như Sở Cuồng Lê Dư, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Nguyễn Năng Quốc, Trần Trọng Kim, Cung Ðình Bính, Trần Văn Giáp, Nguyễn Can Mộng, Nguyễn Ðỗ Mục, Nguyễn Văn Tố... Tờ báo Ðuốc Tuệ là cơ quan truyền bá Giáo lý Phật giáo số ra mắt vào ngày 10.12.1935. Sau đó là Bồ Đề Tân Thanh và Tiếng Chuông Sớm. Tạp chí Đuốc Tuệ bị đình bản sau khi ra số chót là 257 - 258 ngày 15.8.1945. Để tiếp tục quảng bá Giáo Pháp, các Ngài Trí Hải và Tố Liên cho xuất bản tạp chí Tinh Tiến song song với tờ Giải Thoát ở Huế.

Năm 1949 Hòa Thượng Tố Liên về trụ trì chùa Quán Sứ củng cố lại Hội Việt Nam Phật Giáo, cùng với Tổng Thư Ký cư sĩ Viên Quang, thành lập cô nhi viện nuôi dạy 160 cô nhi. Đồng thời, thành lập Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, xuất bản bán nguyệt san Phương Tiện, và mở ấn quán Đuốc Tuệ, tại số 73 phố Quán Sứ Hà Nội do cư sĩ Nguyễn Đình Dương quản lý. Ngày 02.08.1949, Hội khai giảng khóa học cho Tăng sinh nam tại Phật học đường Quán Sứ. Bốn ngày sau, một khóa học dành cho 50 Ni sinh tại Phật học đường Văn Hồ, do Ni sư Đàm Soạn và Đàm Đậu chịu trách nhiệm. Năm 1950 Hội đổi tên thành Hội Phật Giáo Tăng già Bắc Việt và suy thỉnh thiền sư Thích Mật Ứng làm Thiền Gia Pháp Chủ.

II/ Miền Trung

Thiền Sư Phước Huệ khởi xướng Phong trào chấn hưng Phật Giáo tại miền Trung. Thời bấy giờ tại miền Trung có hai tổ chức là:

1/An Nam Phật học Hội do Hòa Thượng Giác Tiên làm Chứng Minh Đạo Sư và cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám Hội Trưởng sáng lập năm 1932; trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm. Tạp chí Viên Âm số đầu tiên ra ngày 01.12.1933 làm phương tiện hành hoạt. Về sau, An Nam Phật học đổi thành Hội Việt Nam Phật học do cư sĩ Lê Văn Định làm Hội Trưởng. Năm 1935 Hội thành lập Phật Học Đường tại chùa Báo Quốc để đào tạo Tăng tài. Năm 1945, Phật Học Đường nầy dời về Tòng Lâm Tu Viện Kim Sơn. Một số những nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Thích Trí Quang,Thích Thiện Siêu, Thích Trí Tịnh, Thích Trí Thành, … xuất thân từ Học Viện nầy. Năm 1949 Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được thỉnh cử làm Tùng Lâm Pháp Chủ. Hội mở nhiều chi hội ở các Tỉnh, Quận, Xã khắp cả miền Trung. Về sau đổi tên là Hội Phật Học Trung Việt. Năm 1934 Hội xuất bản tạp chí Viên Âm để hoằng dương chánh pháp. Hội thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ tiền thân Gia đình Phật tử hiện nay và lập Trường Bồ Đề đầu tiên tại Thành nội Huế.

2/ Hội Sơn Môn Tăng Già Thừa Thiên hoạt động từ cuối 1946 dưới sự điều hành của hai thiền sư Mật Hiển trụ trì chùa Trúc Lâm, và thiền sư Mật Nguyện trụ trì chùa Linh Quang. (xin đừng nhầm lẫn với “Cổ Sơn Môn” do chế độ ông Ngô đình Diệm thành lập để dùng Phật giáo diệt Phật giáo xảy ra năm 1963 khi Phật Giáo đòi quyền bình đẳng tôn giáo)

III/Miền Nam

Năm 1920, những bậc cao Tăng thạc đức thành lập “Hội Lục Hòa” mục đích là đoàn kết và vận động Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo. (Không phải Giáo Hội Lục Hòa Tăng hay Cổ Sơn Môn do chế độ ông Ngô đình Diệm thành lập để dùng Phật giáo diệt Phật giáo xảy ra năm 1963 khi Phật Giáo đòi quyền bình đẳng tôn giáo.)

-Tháng Giêng, năm Kỷ Tỵ (1929), Tổ Khánh Hòa đích thân đi vận động hầu hết các Chùa lớn ở miền Nam. Sau đó, Ngài thành lập phái đoàn, cừ Sư Thiện Chiếu hướng dẫn, ra Trung và Bắc để vận động Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo. Tổ là vị đầu tiên và có công lớn nhất trong Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Để đẩy phong trào Chấn Hưng Phật Giáo đạt được những thành quả tốt, Ngài cho xuất bản tạp chí Pháp Âm. Tiếp đến, Sư Thiện Chiếu cho xuất bản tờ Phật Hóa Tân Thanh Niên chủ yếu là nhắm đến tầng lớp thanh niên Tăng, Ni và Phật tử. Đây là hai tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Phật Giáo miền Nam, mở đầu cho những tạp chí Phật Giáo miền Nam sau nầy. Ngoài hai tờ báo nói trên, sư Thiện Chiếu còn cho xuất bản một số sách thuộc loại Phật học tùng thư.

- Năm 1930 Thiền Sư Từ Phong thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học trụ sở tại chùa Linh Sơn Sài Gòn. Tờ Từ Bi Âm, tòa soạn đặt tại chùa Long Phước là cơ quan ngôn luận của Hội ra mắt vào ngày 01.03.1932.

- Năm 1931 Hòa Thượng Huệ Đăng chùa Thiên Thai, thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Thiện Hữu Hội và cho xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm làm cơ quan truyền bá giáo lý Phật Đà của Hội.

- Năm 1933, Những Đại Tăng như Tổ Khánh Hòa, Hòa Thượng Viên Giác (Bến Tre) Huệ Quang (Trà Vinh), Khánh Anh, Pháp Hải, Hòa Thượng Chánh Tâm (Vĩnh Long), Hòa Thượng Viên Giác…và các Phật tử của các chùa trên, thành lập Liên Đoàn Học Xã. Mục đích của Liên Đoàn là để đào tạo Tăng tài và hoằng dương chánh pháp. Đây là một Phật Học Đường tuần hòan và liên tục. Mỗi chùa phải đài thọ chi phí 3 tháng; ban ngày dạy học, ban đêm thuyết pháp.

-Năm 1934 Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh ra đời muc đích đào tạo Tăng tài, hoằng dương chánh pháp. Hai Cư sĩ Ngô Trung Tín và Huỳnh Thái Cửu cúng cho Hội bộ Đại Tạng Kinh và Tục Tạng Kinh để làm tài liệu nghiên cứu. Năm 1935 Hội mở Phật Học Đường Lưỡng Xuyên đào tạo Tăng, Ni (về sau trường Ni dời về chùa Vĩnh Bữu ở thôn Bến Tre)

- Năm 1934, Sư Lê Phước Chí (không rõ Pháp hiệu) trụ trì chùa Thiên Phước ở Sóc Trăng, xướng lập Hội Phật Giáo Tương Tế, xuất bản tạp chí Bồ Đề đặt trụ sở tại Sóc Trăng, số đầu tiên ra ngày 15-08-1936  và sau khi ra số kế tiếp ngày 15-09-1936 thì đình bản.

-Năm 1934 Cư sĩ Minh Trí thành lập Hội Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn dành cho giới cư sĩ, chọn phương pháp Phước Huệ song tu lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản, mỗi chùa có một phòng thuốc Nam để hốt thuốc chữa bệnh miển phí cho đồng bào.

-Năm 1936 Hòa thượng Trí Thiền và Sư Thiện Chiếu thành lập Hội Phật Học Kiêm Tế. Năm 1938 Hội cho xuất bản tạp chí Tiến Hóa trụ sở Hội và tòa soạn đều tại chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Hội chủ trương mở cô nhi viện, lớp học bình dân.

- Năm 1951 Giáo Hội Tăng già Nam Việt do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị sự trưởng, trụ sở tại chùa Ấn Quang. Và Hội Phật học Nam Việt được thành lập trụ sở tại chùa Khánh Hưng sau dời về xây xây chùa Xá Lợi.

IV/ Hợp Nhất Phật Giáo Ba Miền

Trong chiến tranh đánh đuổi thực dân Pháp (1946-1950) các cơ sở Phật giáo trên toàn quốc hầu như bị tan rã. Nhưng khi tình hình chiến sự lắng dịu thì các nhà lãnh đạo Phật Giáo khôi phục và tổ chức lại như sau:

Mỗi Miền có 2 tập đoàn: Một tập đoàn Tăng già lo việc chư Tăng và lãnh đạo tinh thần cho tập đoàn Cư sĩ. Tập đoàn Cư sĩ lo việc cư sĩ và ngoại hộ cho Tăng già hoằng dương chánh pháp. Sáu Tập đoàn nầy gồm:

-Bắc Việt có: Hội Tăng Già Bắc Việt và Hội Việt Nam Phật Giáo Băc Việt.
-Trung Việt có: Hội Tăng Già Trung Việt và Hội Phật Học Trung Việt
-Nam Việt có: Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt.

Để tập hợp Phật Giáo ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, sáu tập đoàn Phật Giáo tổ chức Đại Hội Phật Giáo toàn quốc nhóm tại Huế từ ngày 06 đến 09.05.1951, có 51 đại biểu gồm Tăng già và Cư sĩ để thành lập “Tổng Hội Phật giáo Việt Nam”. Đại hội suy thỉnh Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội trưởng. Chức Thượng Thủ và Giám luật luân chuyển giữa các Miền. Đức Đệ nhất Thượng thủ là Hòa thượng Thích Tuệ Tạng ở miền Bắc. Tuy nhiên Tổng hội chỉ là một tổ chức nặng tính chất hình thức, không có quyền điều hành kiểm soát. Mỗi hội viên vẫn hoạt động riêng biệt. Bên ngoài Tổng hội Phật giáo Việt Nam vẫn còn những tổ chức Phật giáo khác hoạt động.

                           

Saturday, February 8, 2014



Bài 4                  Đọc bài Phỏng vấn Giáo Chỉ Số 10
                                                     *
                                      Quảng Tuệ Tống Phước Hiến
                                                         
       Ngày 13.12.2013 ông Võ văn Ái Giám đốc đài phát thanh Phật Giáo VN cho phát đi buổi phỏng vấn giải thích Giáo Chỉ (GC) số 10 với đức Đệ V Tăng Thống GHPGVNTN đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ do bà Ỷ Lan thưc hiện. Sau đó, bài phỏng vấn nầy được thực hiện bằng văn tự và phóng lên trang Quê Mẹ cũng của ông Ái.

               Xin có ý kiến như sau:

 I/ Sự Kiện: Bốn sự kiện cần lưu ý là: GC số 14, các Quyết Định số 15 và 16:

-Ngày 12.11.2011 Đức Đệ V Tăng Thống ban hành GC số 14 thỉnh cử Hòa Thượng Thích Chánh Lạc vào Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương trong lẫn ngoài nước, đồng thời là Phó Viện Trưởng VHĐ.
          - Quyết Định số 15 ngày 12.11.2011 tấn phong Hòa Thượng Thích Chánh Lạc làm Chủ Tịch VP 2 VHĐ kiêm Tổng Ủy Viên Hoằng Pháp.
           -Quyết Định số 16 ngày 12.11.2011 thỉnh cử Hòa Thượng Thích Chánh Lạc vào Hội Đồng Giáo phẩm Hải Ngoại tại Hoa Kỳ.

       II/Quán chiếu sự kiện và Giáo Chỉ số 10: Quán chiếu sự kiện thỉnh cử nầy với GC số 10 chúng ta thấy nguyên nhân và diễn tiến sự việc như sau:

           A/ Nguyên nhân từ phía ông Võ văn Ái:

            1/Bị giảm tiền và phải ký biên nhận trợ cấp từ HT.Thích Chánh Lạc:

Thời gian từ 2000 đến 2011ông Võ văn Ái nhận được các khoảng trợ cấp của HT. Chánh Lạc. Giảng Sư Niên Trưởng Giác Đức đã công khai cho biết: “HT Chánh Lạc xin tiền Phật tử chỗ này chỗ kia, có đồng nào lại đưa cho ông Võ Văn Ái làm việc”. Thời gian nầy ông Võ văn Ái thọ ơn HT.Chánh Lạc nên GHPGVNT không có sóng gió. Ông Ái tư thù với HT.Chánh Lạc có thể từ 2 nguyên nhân chính:

    2/ Tiền tài trợ cho ông Võ văn Ái bị sút giảm : Do vì kinh tế khó khăn, và cần phải giúp quí thầy trong nước để hoạt động Phật sự; lại thêm:” HT. Chánh Lạc yêu cầu ông Ái viết biên lai khi nhận tiền của Giáo Hội là 72,000 USD làm cho ông Ái bực bội, rồi làm lơ luôn.” ( Sự thật Giáo Chỉ số 10 và hệ lụy của nó – ai là kẻ chủ mưu, ai là người chịu trách nhiệm – ghpgvntn.net)

    3/Trả thù vì bị phát hiện sai phạm nghiêm trọng: Trong khóa Đại Học Hè Phật Giáo năm thứ II (2012), ông Võ văn Ái gởi bài giảng để in trong tập cẩm nang. Sau đó, HT.Chánh Lạc phát hiện ra một điểm sai phạm trong bài giảng của ông Ái phần đề cập đến giới sát sanh. Bài giảng của ông Ái cho rằng giới cấm nầy chỉ áp dụng cho con người mà thôi, không cần áp dụng cho loài vật. Sự sai phạm nầy rất nguy hiểm nên HT.Chánh Lạc đã yêu cầu ông Ái điều chỉnh lại, đồng thời ra lịnh thu hồi và hủy bỏ và cho in lại tập cẩm nang mới.

Vì mối tư thù nầy, ông Võ văn Ái đã thưa trình những điều không thật hoặc thêm bớt sao đó dẫn đến đức Đệ V Tăng Thống đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ có những nhận định không đúng và hậu quả là GC số 10 ra đời.

Nếu HT.Thích Chánh Lạc có tội thì tại sao không bị cách chức mà còn được tấn phong, thỉnh cử vào ngày 12.11.2011 bởi GC số 14 và Quyết Định 15,16 như đã trình bày tại phần “I/ Sự Kiện” ở trên?

           Xin đừng quên ông Ái là sống nhờ vào nghề làm chính trị. Bằng chứng Ông Ái nhân danh đại diện cho tổ chức Quê Mẹ đấu tranh cho Nhân Quyền một bộ phận GHPGVNTN đã nhận tiền tài trợ của NED từ năm 2004 đến 2012 là 839 ngàn Mỹ kim. Còn trước và sau đó NED chưa công bố.

B/Nguyên Nhân từ phía đức Đệ V Tăng Thống Hòa Thượng Thích Quảng Độ:

       1/Quyết định sai vì thông tin sai: Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị bưng bít thông tin, Ngài chỉ được biết những gì ông Võ văn Ái thông trình, và dĩ nhiên là phải có lợi cho ông ta. Những thông tin sai là:

                a/ HT.Quảng Độ sợ bị lật đổ ngôi vị Tăng Thống: Do hoảng sợ bị lật đổ, nên khi ông Võ văn Ái tung tin thất thiệt và ác ý rằng Ngài sẽ bị lật đổ, HT. Quảng Độ bèn sử dụng Uy danh Tăng Thống bất chấp Hiến Chương, đạo lý, áp dụng câu “Tiên Hạ Thủ Vi Cường để đối phó, mặc cho số phận GH đi về dâu. Như vậy mục đích của GC số 10 là củng cố ngai vị Tăng Thống của HT.Quảng Độ, mà cũng mang ý nghĩa là củng cố quyền thao túng GH của ông Ái.Từ nay, ông Võ văn Ái độc chiếm quyền chuyển thông tin từ nội bộ ra công luận và ngược lại. Mất quyền nầy, ông Ái sẽ không được là người duy nhất được báo cáo tình hình lên Đức Tăng Thống . Sự mất mát nầy không chỉ là “mắt ăn một miếng lộn gan lên đầu” mà còn có nghĩa không còn có người xu nịnh, tiền quyên góp để tư túi cũng mất ,mất uy tín với nước ngoài, mất khoảng tiền từ tổ chức NED mỗi năm khoảng 100 ngàn Mỹ kim…Nhưng ông Ái không muốn chịu trách nhiệm với lịch sử, người mà ông Ái chọn thực hiện ý đồ là Đại Lão HT. Quảng Độ đương kim Đệ V Tăng Thống. Ông Võ văn Ái ngụy tạo lý do được xem là tội trạng, đó là:

           1-Âm mưu lật đổ (truất phế) đức Đệ V Tăng Thống HT.Thích Quảng Độ.

           2-Cấu kết với nhóm Thiên Chúa Giáo cô lập Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế: ”Rồi những cái tin tức mới đây của Viện Hóa Đạo không gửi qua Phòng Thông Tin mà gửi cho ông em Viên Định ở ngoài đó, Trung Nhữ (đúng là Nhữ Văn Trung, PTTPGQT chú), anh ta lại gửi cho một cơ quan truyền thông Thiên Chúa là bất lợi cho Giáo hội, rất bất lợi cho Giáo hội. Mà trong khi đó đã có Phòng Thông Tin hẳn hoi thì không gửi. Thế là họ muốn gạt Phòng Thông Tin rõ ràng, muốn đóng cửa Phòng Thông Tin để họ độc quyền muốn làm gì thì làm”.

             */Sự thật thì : Vào trưa Thứ Bảy 14-12, tại một ngôi Chùa ở San Jose, ông Nhữ Văn Trưng, là người em của HT Thích Viên Định đã lên tiếng phủ nhận điều này. Ông nói: “… Hòa Thượng Tăng Thống Thích Quảng Độ đã nói không đúng sự thật.Từ trước đến nay, Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định chưa bao giờ gửi cho tôi bất cứ một văn kiện nào của Giáo Hội cả.Sự thật là chính tôi đã vào website của Giáo Hội để lấy xuống những tin tức đó và gửi cho một số thân hữu của tôi mà thôi. Ở địa vị Tăng Thống, tôi kính mong Ngài nên cẩn trọng khi nghe và phổ biến các tin tức cho đúng sự thật kẻo gây ra những tổn thương và đỗ vỡ một cách không cần thiết. Tôi xin Ngài Tăng Thống nên rút lại những phát biểu sai trái này. Tôi nghĩ rằng, nếu vì một lẽ gì mà Ngài không rút lại những phát biểu sai trái này, thì Hòa Thượng Tăng Thống Thích Quảng Độ trong kiếp này đã nợ Hòa Thượng Thích Viên Định và cá nhân tôi một món nợ tinh thần..."

 */ Vì VHĐ cho phép mở thêm trang web GHPGVNT. Ông Ái lo sợ trang web nầy sẽ làm mất quyền độc tôn của ông Ái và ông ông Ái muốn trang web nầy phải cấp tốc đóng cửa. Cái ác hiểm của ông Ái là tạo thêm những hiềm khích giữa hai tôn giáo lớn của VN là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Sự thật, rõ ràng không có bằng chứng gởi thông tin cho cơ quan truyền thông Thiên Chúa Giáo.

Đòn kế tiếp là chụp mủ cộng Sản cho Chư Tôn Đức lãnh đạo hai VHĐ trong và ngoài nước là HT.Viên Định và HT.Viên Lý, nhưng vì đạo đức và tấm lòng ái quốc với Quốc Gia Dân Tộc của hai vị HT nầy đã thể hiện qua các hoạt động nên khó vu cáo. Ông Võ văn Ái bèn tấn công hai vị Thượng Tọa Thích Thiện Tài và Thích Huyền Châu là cộng sản tội, qua đó, chụp mũ Hòa Thượng Thích Viên Lý .

            */ Thượng Tọa Thích Thiện Tài: Ông Võ văn Ái đã dựng đứng về TT.Thiện Tài như sau: “Chính ĐĐ.Thiện Tài đã xác nhận ĐĐ là đệ tử của HT. Thích Trí Quảng” (ông Ái trả lời phỏng vấn ký giả Đoàn Trọng trên đài Lillte Sài Gòn TV). Nhưng TT.Thiện Tài minh xác rằng HT.Trí Quảng chỉ biết TT.Thiện Tài nhân chuyến đi thăm các chùa nhỏ ở miền quê và biết thầy Thiện Tài muốn được theo học những lớp Phật Học cao cấp và những lớp nầy phải được sự giới thiệu của đơn vị Giáo Hội nhà nước, nên HT.Trí Quảng mới giúp cho thầy Thiện Tài.

           */Thượng Tọa Thích Huyền Châu: Ông võ văn Ái nhờ ở bên ngoài VN, ông chưa biết hết sự gian ác CSVN, nên mạnh nói, không có chút từ tâm, không thông cảm cho những người còn đang bị CSVN kềm kẹp ở quê nhà. Xin trích một số đoạn trong “THƯ XÁC MINH” của Thượng Tọa Thích Huyền Châu:

Gần đây, trang mạng www.tiengnoiluongtri.com đăng tải những bài viết của Nguyên Hà, Hạt Nắng Yêu, Tuệ Kiếm, Hoàng Lê Thiện Khoa có nội dung kết luận chúng tôi là “sư quốc doanh Chúng tôi chưa từng đối diện với những tác giả này, cũng không biết họ ở đâu và đang làm gì? Nhưng chẳng hiểu vì sao họ lại chụp mũ chúng tôi như thế?... năm 2009, Hòa thượng Thích Viên Định, nguyên Viện trưởng Viện Hóa Đạo thay mặt môn phái Thập Tháp cùng với chư tăng Tổ đình công cử chúng tôi vào ngôi vị trú trì chùa Phước Long, kế thừa sự nghiệp hoằng pháp của bổn sư là cố Thượng tọa Thích Viên Hoa – đặc ủy thanh niên GHPGVNTN vừa thọ nạn và viên tịch. Để tiếp nối dòng pháp tổ truyền, giữa vùng quê nghèo khó chúng tôi phải liều thân với cường quyền mới thực hiện được một vài Phật sự nhỏ nhoi. Tổ chức những khóa tu, tiếp tăng độ chúng, từ thiện cứu trợ, vận động dân nghèo kẻ có của người góp công xây chiếc cầu Trì Địa cứu lấy mạng sống cho nhiều học sinh nghèo hằng năm bị nước lụt cuốn trôi… Những luận điệu vu hãm của các vị có thể dẫn đến 2 hệ quả đáng tiếc:

1. Tăng ni tỉnh Bình Định hiểu nhầm rằng chúng tôi lạm dụng danh xưng thành viên ban hoằng pháp, “đánh trống thổi kèn” ở xứ người để phục vụ mục đích cá nhân.

2. Một số Phật tử chưa biết rõ thật hư nên cũng có thể ngộ nhận lập trường phục vụ đạo pháp của chúng tôi.

Để xác minh chúng tôi có là thành viên Ban hoằng Pháp tỉnh Bình Định hay không? Việc này rất dễ dàng, xin quý vị hãy liên lạc đến: Văn phòng Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Bình Định tại Đường Trần Cao Vân – Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, điện thoại: 84 056 382 0701 hoặc 84 056 382 9041 thì rõ biết.

Chúng tôi còn đây, Ban hoằng pháp tỉnh Bình Định còn đó, hãy liên lạc kiểm chứng. Chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm pháp lý về việc này…. các vị vu hãm cho tôi để tàn diệt Hòa thượng Thích Viên Lý – một ngọn cờ đấu tranh cho tự do Tôn giáo và Nhân quyền? Phải chăng vô hiệu hóa những tiếng nói tôn trọng sự thật chính là mục đích mà các vị muốn đạt được? Thế thì ai là người đứng sau những hành động bất lương này? Chúng tôi hy vọng các bậc trí giả hãy thẩm sát và minh xét.

Đạo Phật là đạo như thật, rất mong quý vị tiến hành xác chứng điều này, khi thấy mình đã ngộ nhận thì nên dừng lại. Chúng tôi không cần lời sám hối, chỉ mong các vị đừng tiếp tục gán cho chúng tôi danh chức thành viên Ban hoằng pháp tỉnh Bình Định mà tôi chưa từng đảm nhận.

Kính thưa quý liệt vị,

Chúng tôi ý thức rằng nhẫn nhục là sức mạnh của sa môn, nhưng thiết nghĩ những luận điệu chụp mũ như thế sẽ có hại đến tín tâm nhiều người khác. Do đó chúng tôi xin lên tiếng xác nhận:

Chúng tôi chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định. Ngược lại, chúng tôi không chấp nhận Phật giáo trở thành một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng tôi nguyện sống với lý tưởng Phật giáo truyền thống.

Những hành động trái với kinh luật này thật chẳng nên truyền rộng. Là người con Phật chân chính hãy nhiếp niệm hiện tiền để tăng trưởng chánh kiến, thúc liễm thân tâm để vun bồi giới đức… như pháp mà hành trì. Tuy nhiên, nếu hành động chụp mũ chúng tôi để thỏa mãn những thủ đoạn chính trị trá hình tôn giáo, phục vụ cho danh lợi cá nhân trong kiếp sống giả tạm này thì chúng tôi không có gì để nói nữa”. 

        2/ HT.Quảng Độ tấn phong thỉnh cử HT. Chánh Lạc : Vụ án của HT. Chánh Lạc đã kết thúc từ năm 2000 và 2003. Và HT.Quảng Độ nhận thấy HT. Chánh Lạc không phạm giới luật nên đến năm 2011 HT.Quảng Độ với tư cách Đệ V Tăng Thống tấn phong thỉnh cử HT.Chánh Lạc vào các chức vị như trên. Nhưng đến năm 2013 mặc dù các công tác Phật sự  của GH do HT.Chánh Lạc lãnh đạo, và cá nhân HT.Chánh Lạc không có bất cứ điều tiếng gì, nhưng Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng với tư cách Đệ V Tăng Thống quyết liệt cách chức? Trả lời cho sự kiện nầy là vì HT.Quảng Độ sợ bị truất phế. Ông Võ văn Ái phao tin HT.Quảng Độ sẽ bị truất phế để dùng tay HT.Quảng Độ trả mối tư thù.

 III/ Nhận định của HT Thích Quảng Độ về hiện tình Phật tử sau GC.10:  Phần nầy, chúng tôi xin trích từ bài phỏng vấn trên:

           -Như vậy mấy hôm nay tôi nghe dư luận thì tôi cũng mừng. Trước mắt là mừng tạm được, tạm ổn. Ở trong nhà nhân sự mới chưa làm gì nhưng tôi thấy cũng tạm ổn,

            -Nếu được dư luận ngoài đó, chư Tăng và Phật tử nói chung, mà hoan hỉ, mà đón nhận cái quyết định một cách hoan hỉ đó thì tôi cũng mừng .

             -Cũng có một thiểu số người ta vẫn còn bênh vực những vị cũ. Nhưng mà một thiểu số không thành vấn đề, nhưng nếu đa số ủng hộ cái quyết định của tôi, thì cũng một lòng tiếp tục ủng hộ cái Văn phòng II sẽ có những nhân sự mới sắp đặt sau này để tiếp tục công việc của Giáo hội, cả trong cả ngoài nhất trí với nhau đi một đường để mong cho một ngày nào đó đất nước được tự do, hòa bình thật sự thì Giáo hội vẫn còn, còn sự hiện diện của Giáo hội. Chứ không thể để giữa chừng mà bị người trong phá ra hay ngoài phá vào làm cho nó tan nát

              -Nhưng mà chỉ biết rằng là một ngày nào đó sẽ thấy cái kết quả đổi mới nó sẽ khác, nó tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, họ sẽ ủng hộ thôi.”

                    Ý kiến của chúng tôi:

1/ Khi phát biểu:” Ở trong nhà nhân sự mới chưa làm gì nhưng tôi thấy cũng tạm ổn”, HT.Quảng Độ đã hiểu Chư Tăng xa lánh Ngài. Ngài cũng phải hiểu tại sao họ phải bỏ Ngài. Đừng vin vào cớ cộng sản áp bức vì nếu so sánh hoàn cảnh hiện nay và ngày xưa thì:

Hôm nay, Đức Đệ V Tăng Thống  đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã được tiếp chuyện, trả lời phỏng vấn, chụp hình quay phim với nhiều nhân vật trong và ngoài nước, bao gồm tổ chức Quê Mẹ của ông Võ văn Ái. Hiện trạng cho thấy Ngài được thoải mái hơn trước, được quốc tế trọng vọng hơn trước và quyền uy hơn trước gấp bội phần, nhưng chư Tăng vẫn phải ra đi. Ngược lại, những năm về trước, Ngài bị tù đày, bị đàn áp, không có chút uy quyền, thế giới chưa biết nhiều về Ngài, nhưng chư Tăng vẫn quy về với Ngài.

Từ khi GHPGVNTN thành lập đến nay, lãnh đạo hai viện Viện Hóa Đạo (VHĐ), Viện Tăng Thống đều lấy nhân sự từ Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, nhưng  nay chư Tăng đã bỏ ra đi, chỉ còn 11 vị nên ông Lê Công Cầu được Đệ V Tăng Thống thỉnh cử vào chức vụ quan trọng là Tổng Thư Ký Viện Hòa Đạo (TTK/VHĐ), đây là vị trí vô cùng quan trọng và dường như trở thành thông lệ: Chức TTK/VHĐ dễ trở thành VT/VHĐ và kế tiếp sẽ làTăng Thống (điển hình: Đức cố Đệ IV, Đức Đệ V Tăng Thống đều từ TTK/VHĐ và HT.Viên Định nguyên VT/VHĐ cũng từ TTK), phải chăng đây là hướng đi của nhóm ông Võ văn Ái là làm cuộc cách mạng, cho một người thường Lê công Cầu sẽ trở thành VT/VHĐ? Nhưng  tại Quyết Định Số 16/VTT/QĐ/TT ký ngày 01.01.2014 thì Ngài Tăng Thống phong cho Thượng Tọa Thích Minh Quang làm Chánh Văn Phòng VHĐ, và Đại Đức Thích Minh Nghĩa  làm Phụ tá Chánh Văn Phòng VHĐ. Đặc biệt hơn, tên và chức vụ của hai vị Tăng sĩ nầy ở tận cùng danh sách, dưới hai ông Lê công Cầu và Nguyễn Tất Trực! Đến đây, chúng tôi xin quý độc giả xét đoán Ngài Đệ V Tăng Thống vì sao HT.Quảng Độ đặt Trưởng Tử Như Lai bên đưới kẻ phàm phu.  

   2/ Vì không ngay thật, nên ông Võ văn Ái đã mâu thuẩn với chính ông, nhiều lần ông Ái nhắc điệp khúc Đức Đệ VTăng Thống HT.Quảng Độ bị vây hảm trong 4 bức tường, bị công an cộng sản kiểm sát rất gắt gao. Nhưng hôm nay, Đức Tăng Thống lại phát biểu: ”Nghe dư luận”! - Nghe dư luận nghĩa là không có cảnh bị giam cầm nghiêm ngặt nữa rồi. Đây là cách chạy tội của ông Võ văn Ái. Vì nếu Đức Đệ V Tăng Thống  HT.Quảng Độ bị cộng sản giam cầm mghiêm ngặt thì ông Ái bị kết án tội sàm tấu, còn nếu Đức đệ V Tăng Thống HT.Quảng Độ nghe dư luận thì Ngài phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử Dân Tộc nói chung và Phật Giáo sử nói riêng.

   3/ Vì nghe lời ông Võ văn Ái, Đức Đệ V Tăng Thống Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã nói điều gian dối như sau trong GC số 10: ”… cố tình đề cử Tu Sĩ nầy vào hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội, nhưng đã bị các thành viên của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo phản đối” nhưng trên thật tế hay các băng ghi hình không thấy có những điều Ngài cáo buộc, Ngài đã phạm giới vọng ngữ.

   4/ Đức Đệ V Tăng Thống  Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã hủy diệt nhân quyền, khi Ngài tuyên bố :”thiểu số không thành vấn đề”, những tên lãnh đạo CSVN cũng xem nguyện vọng bảo vệ Tổ Quốc của người dân là “không thành vấn đề “. Nhưng thế nào là thiểu số? Phải chăng thiểu số là:

    a-Ở trong nước thì hầu hết chư Tăng ra đi, nay gom lại toàn quốc được vỏn vẹn chỉ 11 vị, hàng loạt các Ban Đại Diện (BĐD) từ chức, hàng loạt các GĐPT giải tán hoặc tách rời. GHPGVNTN Tăng Thống Quảng Độ hầu như không còn có các BĐD và GĐPTtại các địa phương.

     b-Ở hải ngoại, cũng được ông Võ văn Ái điều chỉnh cho giống trong nước. Chức Tổng Thư Ký và Phó Tổng Thư  Ký Hội Đồng Điều Hành trước đây do HT.Thích Viên Lý và Thượng Tọa Thich Giác Đẳng đảm nhiệm và hai vị nầy đã lần lược thay nhau giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải ngoại (CT/HĐĐH). Nay giao cho ông Thư ký Hộ tịch xã Trần đình Minh, nghĩa là ông Trần Đình Minh sẳn sàng nhận chức CT/HĐĐH! Cẩn thận hơn, ông Ái đưa thêm ông Nhật Liên Dũng tức Lê Minh Dũng để vừa ngăn ngừa hay răn đe tính tự mãn có thể phản trắc của ông Trần đình Minh, và cũng vừa chận đường, ngăn cản Tăng Sĩ  nào dám “lăm le” chức vụ nầy. Vạn bất đắc dĩ vì thiếu nhân sự, ông Ái mới cho phép chư Tăng được giữ Tổng vụ Trưởng, vì vậy mà nhiều vị một mình làm đến hai Tổng vụ trưởng. Ba kẻ có công và chứng tỏ được độ trung thành khả tín là Trần Đình Minh, Lê Minh Dũng, nhất là ông Mai Xuân Châu LĐT CHT&ĐS GĐPT VN tại HK, một Nhạc Bất Quần thời đại, bất chấp thủ đoạn  dùng từ ngữ ngụy trá “Thư Vấn An” nhưng thực chất là mượn tên tổ chức Liên Đoàn Cựu Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ (LĐ/CHT& ĐS GĐPTVN-HK) để đánh lừa quần chúng là GC số 10 được LĐ/CHT&ĐS GĐ PT - HK đồng tâm ngưỡng phục. Để tưởng thưởng công lao, ông Ái cho ông Châu được chức Phó Tông Vụ Trưởng Cư Sĩ. Cũng để tưởng thưởng cho HT.Thích Huyền Việt đã từng công khai tuyên bố ông Võ văn Ái là viên kim cương, ông Ái phong cho thầy Huyền Việt đến 4 chức: -Phó Chủ Tịch - Tổng Ủy Viên Thanh Niên VP2/VHĐ - Chánh Thư ký Hội Đồng Giáo Phẩm tại Hoa Kỳ - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên kiêm Vụ Trưởng GĐPT Vụ kiêm Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Hoa Kỳ. Ông Ái cho HT.Huyền Việt được giữ chức Chánh Thư Ký VP II chuản bị thay thế HT.Thích Trí Lãng, đó cũng là phương cách giúp cho HT. Huyền Việt đạt được sở ước là lên chức Tăng Thống Giáo Hội Nam Tông và làm nấc thang leo lên Phó Tăng Thống GHPGVNTN (với điều kiện tuyệt đối trung thành với ông Ái thì mới mong được thuận buồm xuôi lái). Điều cần lưu ý là HT.Huyền Việt là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, nhưng Ngài  kiêm luôn Vụ Trưởng GĐPT Vụ để đương nhiên là Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT. Nhưng Ban Hướng Dẫn Trung Ương này lại không có GĐPT cơ sở. Gia Đình Phật Tử Vụ chỉ trông vào LĐ/CHT&ĐS GĐPT mới có quân, thế nhưng Ban Thường Vụ Liên Đoàn (BTV/LĐ) gồm có 7 người, thì Tổng Thư Ký đã từ chức trước khi có Biến cố GC số 10. Đến Biến cố GC số 10 thì có thêm bốn thành viên Thường Vụ là Liên Đoàn Phó Nội Vụ, Phó Tổng Thư Ký XLTV/TTK, Tổng Thú quỹ và Phó Tổng Thủ Quỹ đồng loạt từ chức, nghĩa là BTV/LĐ chỉ còn hai người! Đồng thời Đoàn CHT&ĐS GĐPT Vạn Hạnh tuyên bố tách ra khỏi LĐ.

c-GH của Ngài Quảng Độ ở trong, lẫn ngoài nước đều không có Ban Đại Diện và GĐPT tại địa phương. Nghĩa là sau GC.10 thì GH của Ngài Quảng Độ chỉ có cấp gọi là trung ương, và cái trung ương ấy đang bay lơ lửng vì chỉ không có chân đứng ,tòa nhà GH của Ngài Quảng Độ chỉ có tầng tầng lầu, không có nền móng, không có tầng trệt! và xin miễn bàn về tuổi thọ về GH của Ngài Quảng Độ!

d-Đương nhiên HT.Quảng Độ hiểu biết rằng không ai muốn cái cảnh Cây đậu nấu của đậu, nhưng vì tự ái Ngài phủ nhận sự thật, không ngần ngại gán ép miễn cưỡng là “hoan hỉ, đón nhận cái quyết địnhcây đậu nấu củ đậu mà Ngài ban hành theo GC số 10. HT.Quảng Độ đang đóng vai vua Tống Cao Tông nghe lời Tần Cối cách chức và giết chết Nhạc Phi. Sợ bị mang  tội, Ngài phải đánh tráo  quy chụp cho những ai không nghe lời Tần Cối giết chết Nhạc Phi là kể phá hoại. Tôi buồn đức độ của Ngài Tăng Thống, ứng viên giải Nobel Hòa bình.

e- Hình ảnh buổi trình diện Văn Phòng 2 đã xác minh cái mà HT.Quảng Độ cả tin: ”đa số ủng hộ cái quyết định của tôi, thì cũng một lòng tiếp tục ủng hộ cái Văn phòng II”. Ngao ngán thay!

g-Đức Tăng Thống hoặc căn cứ vào lời trình của ông Võ văn Ái nên không nắm vững tình hình sinh hoạt cũng như nhân sự của GH, hoặc Ngài biết nhưng vì sợ phải đối mặt với sự thật nên phải nói để trấn an người theo Ngài. Hàng loạt chư Tôn Đức, hàng loạt các Ban Đại Diện hoặc thành viên các cấp của GH, hàng loạt những đơn vị GĐPT hoặc thành viên điều hành đơn vị từ chức. Tổ chức GĐPT thống thuộc GHPGVNTN trong và ngoài nước đâu còn bao nhiêu, nếu còn thì chỉ còn trong tâm. Thành ra, Ngài nói.Chứ không thể để giữa chừng mà bị người trong phá ra hay ngoài phá vào làm cho nó tan nát” , thì có nghĩa là Ngài nói những điều không thật hay nói một cách khác thì chính là Ngài chứ không ai khác đã làm cho tòa nhà GHPGVNTN sụp đổ tan nát .

  h- Kính bạch Hòa Thương Thích Quảng Độ sẽ không bao giờ có “một ngày nào đó sẽ thấy cái kết quả đổi mới nó sẽ khác, nó tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, họ sẽ ủng hộ thôi.” Trừ phi Ngài tuyên bố rút lại GC số 10.

        5/ Chúng tôi không thể tưởng tượng ra nổi một vị Tăng Thống khi ký Giáo chỉ bổ nhiệm mà không hỏi, không biết người được bổ nhiệm có đồng ý hay không, để rồi khi ban hành xong liền bị những vị ấy khước từ và cho là bị xúc phạm như các HT Thích Huyền Tôn, HT.Thích Như Huệ, HT.Thích Viên Thành. Như vậy, 4 vị Hội Đồng cố vấn cho tân VP2 VHĐ nay chỉ còn 1. Hội Đồng Giáo phẩm 8 vị nay còn 7, Chư Tăng Ni giữ các chức vụ VP2 chỉ có khoảng 13 vị, so với trước kia là khoảng 30 vị. Kính Bạch Hòa Thượng Thích Quảng Độ, qua những sụ kiện nầy thì thiểu số ở phía nào ?

         6/ Với những câu như:

                a- “Mà nói cho đúng, bây giờ tôi không quyết định thì sau này rất khó khăn. Không ai có thể quyết định nổi
                b-“Nhân chuyện này tôi cất chức luôn, cả Viện trưởng, bên kia là Chủ tịch Văn phòng II tôi cũng cất chức luôn”
                c-“Nó dựa là nó dựa vào danh tiếng của tôi để nó làm”
                d-“Ai làm ra cái Giáo hội này để cho bây giờ nó làm Viện trưởng”.

         Tăng Thống gọi những vị Hòa Thượng trong Giáo Đoàn của Ngài bằng  “nó”, ngôn ngữ nầylà của một vị Tăng Thống Phật Giáo? Thật đáng ngạc nhiên!

                                C/ Kết Luận

        1/Đức Đệ V Tăng Thống Hòa Thượng Thích Quảng Độ hoặc không nhận , hoặc không đọc những Tâm Thư của Chư Tôn Đức, đồng bào Phật tử để Ngài hiểu được sự thật và nỗi lòng của họ.

       2/ Qua GC số 10, chúng tôi có cảm tưởng Hòa Thượng Thích Quảng Độ là một nhà cai trị hơn là một Bậc Tu Hành đang hoằng Pháp Độ Sanh. Ngài thường xuyên phản đối sự độc tài, phản đối những áp đặt của cộng sản. Nhưng khi Ngài căn cứ vào những điều 11, Điều 5 Hiến Chuơng để tự quyền quyết định cách chức, bổ dụng nhân sự mặc dù những điều khoản nầy không cho Ngài được quyền cách chức, bổ dụng nhân sự nếu không có sự đệ trình của Hội Đồng Giáo phẩm Trung ương thì làm sao Ngài đòi hỏi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam, vì  hành động nầy cũng mang tính chất độc tài!

   Là Phật tử, chúng tôi không dám nói gì hơn, chỉ xin mạo muội nhận định rằng:  Ngài là nhà chính trị triệt để áp dụng binh thư: ”Tiên Hạ Thủ Vi Cường”. Nỗi ám ảnh sợ bị truất phế khiến Ngài đã dùng dấu trừ làm phương tiện tồn tại. Nên hệ lụy là thay vì GHPGVNTN được mở rộng thì GH ngày mỗi bị thu hẹp

           3/Giáo Hội là hình thức Tăng Đoàn Hoằng Pháp, nên cư sĩ không thể lãnh đạo GH. Ngoài Viện Trưởng, các Phó Viện Trưởng thì chức vụ Tổng Thư ký là rất quan trọng vì giữ sổ sách giấy tờ, con dấu, và điều hành chính sách của GH, nhưng hiện nay, GHPGVNTN từ trong nước ra hải ngoại đều do những người phàm tục  lãnh đạo GH. Thí dụ chức vụ Tổng Thư Ký do ông Lê công Cầu, và Trần đình Minh đảm trách, còn chư Tăng thì chỉ được giữ chức vụ Tổng Ủy Viên. Sự sắp đặt nầy đã lộ rõ hậu ý của kẻ chuyên quyền. Chúng tôi đành chỉ biết thở dài!

            4/Trong nỗi riêng tư, chúng tôi ngưỡng phục Đại Lão HT.Thích Quảng Độ khi Ngài còn là Thượng Tọa TTK/VHĐ chấp nhận tù tội lao lý để bảo vệ lẻ phải. Chúng tôi ngưỡng mộ Ngài như Cội Tùng trước bão táp. Bài viết của Ngài là lời của bậc Trí -  Nhân – Bi - Dũng. Nhưng qua GC số 10, thì chúng tôi thấy thời thế đã đổi thay, lòng người cũng thay đổi. Bậc Trí - Nhân - Bi - Dũng ấy chỉ cư trú với Ngài khi sóng to gió lớn thật sự, khi quanh Ngài là những Phật tử chân thiện lương hảo phò tá Ngài, họ không cần chức tước địa vị, họ sẳn sàng hi hiến tất cả để cùng Ngài vượt lên nguy khốn. Nhưng bây giờ Ngài đang ở tột đỉnh vinh quang, nhiều kẻ khúm núm, một lời của Ngài là thay đổi cuộc cờ và tiếc thay Ngài Đức Đệ V Tăng Thống HT. Thích Quảng Độ không phải là Thượng Tọa Thích Quảng Độ TTK/VHĐ năm xưa! Do đó, đã có nhiều Phạm Lãi phải lánh xa Câu Tiển.

          5/ Chúng tôi buồn khi nhớ ra rằng :”Chính Trị hà khắc còn hơn cọp dữ”, và cảm thương cho các vua Lê thời Lê mạt, chúa Trịnh dựa vào đám kiêu binh để chuyên quyền, nghĩ đến mà chạnh lòng . HT. Thích Tâm Trí Chánh Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Khánh Hòa đã nhắc đến triều đại nhà Tống bên Tàu bị bại vong chỉ vì vua nghe lời sàm tấu của quyền thần Tần Cối hảm hại đại công thần Nhạc Phi.

           6/ Trong thư gởi đến anh Tâm Bửu Mai xuân Châu LĐT/CHT&ĐS GĐPT VN tại HK khi anh Châu nhân danh LĐT yêu cầu chúng tôi phải bước ra khỏi thuyền GHPGVNTN, chúng tôi có nhắc đến ông Nelson Mendela và giải thưởng Trần Nhân Tông. Nay xin mượn để làm kết luận cho bài nầy:

  */ Ông Nelson Mandela:

 -Khi đắc cử Tổng Thống Nam Phi, ông có thể trả thù những kẻ đã đày đọa ông trong suốt 27 năm tù, nhưng ông tha thứ tất cả để tạo nên xã hội an toàn và hợp lực, xây dựng quốc gia của ông được thăng tiến.
           -Khi làm Tổng thống được một nhiệm kỳ, ông nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của dân chúng, ông dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa để kéo dài quyền lực và quyền lợi, nhưng ông đã không làm. Ông quyết định về hưu.
           -Khi về hưu, ông vẫn được sự ái mộ của thế giới, nhiều tổ chức muốn trao giải thưởng, muốn phong cho ông chức tước. Ông trả lời:”Hãy để tôi gọi đến quý vị!”
         Bằng ba cái việc không làm ấy, ông Nelson Mandela đã thể hiện một đức tính quý báu của một nhà lãnh tụ vĩ đại, đó là:

                       HY SINH - THA THỨ - HÒA MÌNH

*/Giải thưởng Trần Nhân Tông:  Những nhà lãnh đạo, những học giả danh tiếng thế giới, đặc biệt là của trường Đại Học Havard Hoa Kỳ muốn thông qua Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hoà Giải góp tiếng nói khiêm nhường vào hành trình tìm kiếm hoà giải, yêu thương cho nhân loại, với hy vọng lòng bao dung và vị tha, sự hoà giải sẽ giải phóng con người ra khỏi hận thù.

      7/ Cuối củng, xin mượn câu ca dao thay thế cho lời chia tay:

                            Cầm vàng mà lội qua sông
                      Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
                                        (ca dao)

 

                    Quảng Tuệ Tống phước Hiến

                   (viết trong nỗi đau về mối Đạo)

 

Saturday, November 23, 2013


                             Phố Tàu trên Đất Việt

Tàu cộng và Việt cộng dùng thuật ngữ “tôn trọng chứng cứ pháp lý, xem xét các yếu tố liên quan lịch sử, tôn trọng cuộc sống đã được ổn định của dân chúng, chiếu cố quan ngại của nhau…để từng bước Tàu cộng, Việt cộng thỏa hiệp và thi hành việc cướp nước và bán nước. Để tạo cho cái gọi là sự kiện lịch sử, chứng cớ VN là lãnh thổ của nước Tàu. Tàu cộng đã dàn cảnh cho hai tên lãnh đạo cao cấp nhất của chúng là Giang Trạch Dân đến tắm tại Hội An Đà nẳng vào ngày 27.02,20002 và Hồ cẩm Đào vào tháng 11-2006 . Chọn lựa Hội an Đà Nẳng để tắm, tất nhiên Lãnh tụ Tàu cộng mặc nhiên khẳng định: Hoàng Sa là đất của Tàu và biển vùng Ðà Nẳng là biển của Tàu. Giang Trạch Dân, Hồ cẩm Đào đi đến Ðà Nẳng và Hội An là đi thăm viếng vùng đất thuộc chủ quyền của chúng, chớ không phải đi thăm viếng một địa phương của nước VN. Tắm biển Hội an Đà Nẳng mang ý  nghĩa là tắm biển Trung Quốc "ta về ta tắm ao ta". Sự kiện Giang Trạch Dân và Hồ cẩm Đòa phơi mình trên biển Hội An, là Giang Trạch Dân và Hồ cẩm Đào muốn long trọng tuyên bố quyền của Bắc kinh trước thế giới và chư hầu Hà Nội.

          Tàu cộng và Việt cộng hợp pháp hóa hành động cướp nước và bán nước bằng cách thực hiện cái gọi là chứng cứ lịch sử xong. Bây giờ là chứng cứ về dân cư và cuộc sống thực tế mà Tàu cộng và Việt cộng hai bên chiếu cố quan ngại của nhau. Chứng nầy được gọi là những khu phố Tàu trên đất Việt.

          Sau ba ngày 2,3,4/9/1008 thương nghị giữa Tàu cộng và Việt cộng tại Thành Đô, kế hoạch tiệm tiến xâm thực của Tàu cộng và bán nước của Việt cộng được diễn tiến như sau:

         1/ Ngư dân VN bị Tàu cộng ngăn cấm, bắt giữ, đánh đập, phạ vạ, tịch thu, giết chết khi hành nghề trong khu vực thuộc chủ quyền của VN.

          2/ Người dân biểu tình phản đối 9 đoạn lưỡi bò xâm lăng của Tàu cộng thì bị công an và côn đồ Việt cộng đàn áp đã man, đánh chết, bị tuyên những bản án nặng nề. Những biểu ngữ rất bình thường và ôn hòa “Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam hay No U bị xem là tang chứng để truy tố và định tội.

          3/Tàu cộng được vào sâu trong lãnh thổ VN để khai thác rừng phía bắc tỉnh Quảng nam, bauxite và titan cao nguyên Trung phần . Chủ trương nầy của CSVN đã mở đường cho hàng vạn người Trung Quốc, dự kiến có khoảng 20 ngàn công nhân Trung Quốc, sẽ vào làm việc tại Tây Nguyên. Cùng đi với đoàn người Tàu dưới ngụy thức chuyên gia, công nhân lao động là cơ quan An ninh mật và gián điệp và quân lính Tàu.

          4/Tàu cộng trúng thầu hầu hết các công trình xây dựng hay đầu tư tại VN

          5/Những con đường huyết mạch nối liền lãnh thổ hai nước như Lạng Sơn – Hà Nội, Móng Cái – Hạ Long, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được kiến tạo thành đường cao tốc, hay đường sắc, những con đường nầy sẽ được thông suốt đến những nơi Tàu cộng có cở sở trúng thầu .

       A-./Sự kiện:

         I/- Miền Bắc Việt Nam:  

          1/ Hà Nội: Tuy mật độ quần cư của người Tàu chưa đến mức hình thành phố Tàu, song sự phát triển  Hoa ngữ phổ biến, nên hệ thống ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vừa bổ túc thêm tiếng Tàu bên cạnh Việt và Anh ngữ.

          2/ Hải Phòng: Khi các công ty Tàu cộng trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thì hàng ngàn công nhân Tàu ồ ạt kéo sang để xây nhà máy. hàng trăm quán bia, tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ… với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu. Số lượng công nhân Tàu làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như không cơ quan nào nắm được. Một số bọn nầy đã được cưới vợ VN.

           3/Thành phố Hạ Long:  Báo Khám Phá ra ngày Thứ Sáu 12-7-2013 với tựa đề “Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu” .cho biết, tuyến đường du lịch mang tên Hạ Long chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long giờ đây giống một khu phố

Tàu đầy rẫy biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm in chữ Tàu. Ngay hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” chữ Tàu nổi bật hơn cả chữ Việt.

          Dân ở đây cho biết, mấy năm qua, khách Tàu đến rất đông. Có những buổi tối, họ đi từng đoàn, ăn uống ở các quán ăn trương biển hiệu chữ Tàu. Phần lớn biển hiệu quảng cáo đã sai luật, vì: “Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định đối với biển hiệu quảng cáo: Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Tuy nhiên, tại đây, chữ Tàu sánh ngang chữ Việt trên biển hiệu của đủ mọi loại hình dịch vụ. Từ ăn uống, ngủ nghỉ, đồ lưu niệm, thời trang, cửa hàng tạp hóa bán đồ lặt vặt cũng được “đính kèm” chữ Tàu.

          4-Tỉnh Bắc Ninh, và tỉnh Ninh Bình: Huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình và Làng gốm Đông Triều , làng Dân Ca Quan HọTừ Sơn,  làng mộc Đồng Kỵ truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành… “khu phố tiếng Tàu”. Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh)  người ta treo cả biển chỉ đường bằng tiếng Tàu,.

          5- Tỉnh Hà Tỉnh: Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Tàu. Khu kinh tế Vũng Áng huyện Kỳ Anh có trên 1.400 lao động, trong đó Tàu cộng là 412 người, Đài Loan 300 người. Thực tế con số này còn có thể lớn hơn. Công nhân Tàu từ chối vào quán không có tiếng Tàu.

         II/- Tây Nguyên Việt Nam: Tại Tây Nguyên, không phải là phố Tàu bằng chữ mà có cả khu công nhân người Tàu làm việc ở mỏ bauxite Tân Rai – Lâm Đồng. Khu mỏ này chủ yếu là người Tàu, công nhân VN rất ít. Với đà khai thác các mỏ bauxite, chẳng bao lâu nữa, Tây Nguyên sẽ là lãnh địa của người Tàu.

         III/-Miền Nam Việt Nam:

               A-/ Bình Dương : Bình Dương là tỉnh đi đầu trong việc xây dựng thành phố mới cho di dời các cơ quan hành chính chủ chốt của tỉnh về thành phố này. Điều đáng nói là ngay sau khi đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống,… thì xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương dự án dành riêng cho người Tàu được đặt tên là khu: ” Đông Đô Đại Phố”  do chính Công ty Becamex IJC tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư. Theo báo chí trong nước, phía sau những khu công nghiệp tỉnh Bình Dương mọc lên phố Tàu với hàng loạt cửa hàng, quán ăn, điểm massage … của người Tàu mà chủ yếu là công nhân tại những nhà máy do chủ người Tàu đầu tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học…Tại những nơi nầy thì từ nhân viên đến chủ quán đều dùng tiếng Tàu, và đều nhập từ Tàu. Bảng giá được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng. Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc mở nhằm dạy người Việt Nam. Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Tàu.

            B/ Hệ quả:

           1/Xâm lăng bằng dân số, bằng chứng cứ lịch sử, va bằng nội gián :

              a/ Sẽ có nhiều cặp vợ chồng kiểu Trọng Tủy Mỵ Châu. VN là đất sống  hợp pháp cho những người Tàu vừa là di dân vừa là những tên lính xâm lược mai phục làm nội gián khi có chiến tranh.

               b/ Làn sóng di cư người Tàu sang VN không ngừng gia tăng, họ sang nước ta chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC (1). Theo thống kê không chính thức của các cơ quan báo chí thì hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu Tàu thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này “xuất khẩu” sang Việt Nam.

        2/ Xâm lăng qua phương tiện kinh tế:

              a/ Tàu sẽ thắng thầu nhiều dự án và họ sẽ đưa người của họ sang làm việc và từ đó, đường xá ghi bằng tiếng Tàu sẽ xuất hiện, khu phố Tàu ngày càng nhiều.

              b/ Hàng hóa Tàu đầy trên thị trường VN, người Tàu sang VN làm việc và sinh sống ngày càng đông. Nếu cứ đà này, không biết mươi năm nữa, có bao nhiêu khu phố Tàu trên nước Việt.Giải pháp cho câu hỏi nầy là CSVN phải bị sự sụp đổ.

 

          3/ Xâm lăng qua phương tiện văn hóa giáo dục:

              a/ Sách vở, ấn phẩm từ Tàu tuồn sang để truyền bá văn hóa Tàu, cờ Tàu trên sách học sinh, trong siêu thị VN, hình ảnh nước Tàu choán vị trí trên khu triển lãm du lịch của VN.

              b/ Hàng hóa Tàu tràn ngập VN. Người Tàu làm VN mang đậm bản sắc Tàu, như  trang trí theo kiểu Tàu, treo đèn lồng Tàu trong các Lễ Tết. Người VN sẽ có cảm tưởng đang ở trên đất Tàu, và đất nước VN bỗng dưng bị biến mất.

        4/ Xâm lăng bằng cách tiêu diệt sinh lực dân trí và dân khí:

              a/ Dùng thói côn đồ đánh đập bắt nạt người dân hiền lành để uy hiếp và gây tâm lý kinh sợ, chấp nhận than phận, không còn ý chí và khí phách quật cường.

              b/ Ban đầu chúng dùng tình cảm bạn bè để dẫn dắt thanh niên vốn nghèo khổ ít học thành kẻ hưởng thụ, lêu lỏng để rối nợ nần, nghiện nập ma túy đần dà lệ thuộc vào người Tàu, tôn sùng người Tàu thành ông chủ và sẳn sàng thi hành mệnh lệnh kể cả việc làm tay sai .

               c/ Đội quân xâm lăng Tàu cộng dưới dạng di dân nầy tổ chức thành đội ngũ, băng đảng  với các tên trùm hung hang bạo ngược như bản chất cố hữu từ tổ rtie6n của chúng. Chúng sẵn sàng xử bất kỳ người VN nào đụng đến phe nhóm chúng. Hiện nay, nọn Tàu nầy đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở các nơi chúng trú ngụ. Vì vậy, công an cộng sản chẳng ra gì dưới mắt chúng .

    d/ Người VN ở những vùng có bọn Tàu cộng xâm lăng nầy cùng có tâm trạng đã bị xem là kẻ ngoại nhân, họ không còn là chủ của mảnh đất của họ hay của cha ông để lại, thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của bọn người Tàu. Người Tàu có đủ  mọi thứ quyền lợi và quyền lực, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức tỏ ra xu phụ, xum xoe người Tàu. Nếu không có biến chuyển chính trị thay đổi chế độ thì chẳng bao lâu nữa, người Tàu nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Việt trên đất Việt Nam.

      C/ Nổi lòng người dân :

             a/ CSVN vẫn quản lý dân chúng VN rất chặt chẻ trong cư trú lẫn kinh doanh nhưng lại không dám đụng chạm tới người bọn ngườiTàu di dân lậu nầy.

            b/ CSVN quy định chặt chẽ về tỷ lệ, kích thước chữ nước ngoài trên bảng hiệu nhưng bảng hiệu chữ Tàu thì CSVN không dám thắc mắc.

            c/ Tại sao trong khi hàng triệu thanh niên Việt Nam đang bị thất nghiệp và trở thành nạn nhân của những tệ nạn như buôn người, đi làm thuê rồi bị cưỡng bức lao động trên xứ người thì hàng vạn lao động phổ thông của người Tàu ào ạt đổ vào VN làm việc?

            d/ Tại sao các cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên không được CSVN quan tâm và vẫn bị CSVN nhắm mắt làm ngơ cho ào ạt chảy sang Tàu?

  e/Tại sao doanh nghiệp Tàu và cả người Tàu được hưởng nhiều biệt đãi mà người Việt không được hưởng ngay trên chính xứ sở của mình?

 C/ Một đầu mối sang giá: người ta sẽ không ngạc nhiên với những gì trên đây nếu biết rằng ngay từ ngày 7/5/2007 một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban Tổ chức Trung Ương, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung Ương  và một số cơ quan trọng yếu cơ mật khác của Đảng và Nhà nước tố cáo Hoàng Trung Hải Bộ trưởng Công nghiệp khai man lý lịch: Bố đẻ của Hoàng Trung Hải tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung quốc. Nhưng nhờ sự tố cáo nầy mà Bắc Kinh Nguyễn Tấn Dũng phải đặt Hoàng Trung Hải vào ghế Phó Thủ tướng.

          Tên Phó Thủ tướng gốc Tàu này được giao nhiệm vụ phụ trách các kế hoạch về: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… nghĩa là  nắm trọn vẹn nền kinh tế VN. Đó là lý do giải thích tại sao hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Tàu cộng. Hơn 20 năm qua, FDI (2) từ Tàu cộng chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào VN. Nhưng nếu là tổng thầu EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của VN đều do Tàu cộng đảm nhiệm, vì vậy mà người Tàu đã theo chân các dự án này tràn sang hầu khắp các tỉnh thành VN rồi tìm mọi cách để sinh cơ lập nghiệp.

        Hiện nay, tại làng Đồng Sơn, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình, Hoàng Trung Hải lập một nghĩa trang cho tộc họ của hắn, trên cổng tam quan vào khu mộ nầy có ghi dòng chữ trên cột vàng bên trái: “Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ”

       D/ Kết luận:

          1/Trong tương lai không xa, người VN sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất tổ tiên của mình?

          2/ CSVN ưu ái xây nhiều Phố Tàu, rồi cho dân Tàu nhập cư ồ ạt thì trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?

           4/ Tại sao xây dựng khu phố Tàu ngay trung tâm đô thị, trung tâm hành chính của tỉnh? Liệu người Việt Nam có bị cấm không được bén mảng đến đây -trên chính đất nước Việt Nam của mình như đã xảy ra tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng, hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái?

      Nếu có người Việt Nam nào ngao ngán thốt lên :”Ước gì tôi là người Trung quốc sống trên đất Việt Nam!” thì nhà cầm quyền Hà Nội còn chút gì cho quê hương, cho Tổ quốc , cho giống nòi!

                 Tống Phước Hiến
             (tổng hợp và biên soạn)

 -------------------------

Chú thích :

1/ EPC : (Engineering, Procurement and Construction contrac) - Hợp đồng tổng thầu, nghĩa là “Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình”  là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

2/ FDI: (Foreign Direct Investment) - đầu tư trực tiếp nước ngoài, là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này)