Saturday, December 15, 2012



Tấm lòng kính gởi chị Ỷ Lan
 
                                                                       Tống phước Hiến
 
            
 
Viết để kính tặng chị Ỷ-Lan (Tức Penelop Faulker) Phó Chủ-tịch Ủy Ban Bảo-Vệ Quyền Làm Người Việt-Nam tại Paris.                               
                       *
 
Rất tình cờ, sững sờ nghe chị nói,
Giọng thiết tha, thương Dân Việt, thẫn thờ.
Theo làn sóng, máu chị rung ngấn lệ,
Tôi bồi hồi, nghe mật rót, ngẩn ngơ.
                        *
Tiếng Ai đó, từ phương xa, xa thẳm,
Thấm nghĩa tình, như tiếng hát gọi đàn.
Tiếng chị nói từ trời Anh-Cát-Lợi,
Mà nghe sao, gần gủi, quá nồng nàn.
                       *
Rồi từ đó, mang niềm mơ tri ngộ,
Ơn của Người, ơn tri kỷ chung lòng.
Non Nước ơi, oai linh xưa Tiên Tổ,
Hãy cao lời, cho trăm nhánh chung giòng.
                       *
Như Dân Việt, chị hiểu về Nước Việt,
Tiếng Việt-Nam, thành mạch máu nuôi thân.
Yêu Ðất Việt, chị thở bằng tiếng Việt,
Thương Quê-Hương, lòng trinh sạch vô ngần.
                       *
Ðường lưu lạc, chợt nhớ lời chị nói,
Tủi phận mình, tài mọn, sức yếu hèn.
Cũng có lúc, nuôi giấc mơ Phù-Ðổng,
Cùng roi thần, ngựa sắt diệt tà đen.
                       *
Tôi đã gặp, cũng nhiều trang Tuấn-Kiệt,
Mài Gươm Thiêng, đâu quản ngại đêm ngày
Lịch sử  giống giòng thêm lần lập lại,
Ỷ-Lan xưa, có phải Ỷ-Lan nầy!
 
                       *
                         Kính phục chị, vì tấm lòng cao cả,
  Lòng xót đau, thương dân Việt uất sầu.
  Chị đã quyết, khướt từ hoa với mộng,
  Trải tấm lòng, góp sức đốt đêm thâu.
                                 *
          Hỡi những kẻ, chung giống nòi Việt tộc,
 Sao đành tâm, ngoảnh mặt với Quê-Hương!
 Tại sao nở theo chân phường bạc ác,
 Vì lợi danh, đành bán rẻ cương thường!
                        *
 Và phải chăng, có những Người yêu Nước,
 Tình Quê-Hương chất chứa vạn niềm mơ.
 Nên họ đã, tung mình bay tứ xứ,
 Chờ hồi sinh, cùng quay lại bến bờ.
                         *
  Bởi có phải, từ xa xưa tiền kiếp,
  Chị là Hương, là Sắc giống Tiên Long.
  Ðã đoán trước, ngày Non Sông máu lệ,
  Tìm cơ duyên, tạo muôn hướng chung lòng.
                          *
  Rồi mai đây, nắng Vàng sơn Quê Mẹ,
  Vạn loài hoa, về lại mái nhà xưa.
  Ta xây lại trên hoang tàn đổ nát,
  Hát tiếp Ca dao, nhịp võng đẩy đưa.
                           *
  Trong tim tôi, dọc ngang nhiều đại lộ,
   Mỗi con đường, một kỹ niệm chứa chan.
   Ngày Nước Việt vượt qua muôn hiểm nạn
   Chị sẽ về chung tiếng hát họp đàn
      
 
Tống phước Hiến
 
___________________________________
Vua Lý-Thánh-Tôn gần 40 tuổi mà chưa có con,  đến chùa cầu tự Gặp được người con gái có nhan sắc tuyệt trần, đứng dựa vào khóm lan. Vua triệu về cung phong làm Nguyên Phi Ỷ Lan (dựa vào khóm lan) Sau bà  sinh ra vua Lý Nhân Tôn. Bà giúp vua trị quốc. Triều đại nhà Lý hưng thịnh có một phần do tài đức của bà
 
                                                    ---------------------------------
 BRUXELLES, Bỉ (QM) - Trước phân ban nhân quyền của Quốc Hội Châu Âu, đại diện một tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam lên tiếng hôm Thứ Năm tố cáo Việt Nam đàn áp Phật Giáo và ngăn cản hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
        “GHPGVNTN là cộng đồng tôn giáo lớn nhất và lâu đời nhất bị hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước do đảng Cộng Sản dựng lên nhằm kiểm soát và sử dụng,” bà Penelope Faulkner, phó chủ tịch Quê Mẹ - Hành Ðộng Cho Dân Chủ Việt Nam kiêm phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam, điều trần.
       “Các tăng, ni, Phật tử bị bắt giam, hăm dọa, sách nhiễu,” bà Faulkner nói thêm. “Những ai liên hệ với các chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đều có nguy cơ bị đàn áp, khủng bố”.
       Cuộc điều trần do bà Heidi Hautala, chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc Hội Châu Âu, và ông Geoffroy Harris, chủ tọa.
        Bà Penelope Faulkner cho biết mặc dù đạo Phật là đạo khoan dung, hòa bình, nhưng “Phật Giáo đồ trong nhiều nước Á Châu bị đàn áp và kỳ thị vì tín ngưỡng bất bạo động của họ. Tại Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản không cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) hoạt động tôn giáo.”
        Bà Penelope Faulkner cho Quốc Hội Châu Âu biết rằng “chỉ vài ngày trước đây thôi, trong dịp Phật Ðản, nhà cầm quyền đã mở cuộc đàn áp lớn rộng tại các chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngăn cản đại lễ và sách nhiễu Phật tử. Công an đã ngăn cấm Phật tử đến chùa Giác Minh ở Ðà Nẵng dự lễ Phật Ðản, không cho chư tăng tuyên đọc thông điệp Phật Ðản của Ðại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, vị lãnh đạo tối cao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và cũng là người được thế giới đề cử giải Nobel Hòa Bình, và hiện nay ngài bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon sau bao thập niên bị tù đày chỉ vì ngài ôn hòa đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền”.
        Bà Penelope Faulkner cũng nhắc đến những cuộc đàn áp đối với các cộng đồng tôn giáo khác tại Việt Nam. Bà đưa ra trường hợp công an thẳng tay đàn áp và bắn chết người H'mong biểu tình đòi hỏi tự do tôn giáo và cải cách đất đai trên miền thượng du phía Bắc ở tỉnh Ðiện Biên trong tháng 5 này. 18 người bị công an giết và hàng trăm người bị thương, kể cả thiếu nhi. Bà cũng đưa ra con số 300 người Thượng Tây Nguyên còn bị giam giữ vì tham gia biểu tình đòi hỏi đất đai và tự do tín ngưỡng. 
                                    *****************************
        Một Nữ sĩ người Anh nói tiếng Việt lưu loát và biết rất rõ về nền văn hóa VN, thật đáng bái phục và kính nể vì Cô Ỷ Lan còn biết rất nhiều về nền văn hóa và sử-học của VN!


Monday, December 3, 2012

Nhân Quyền và Cơ Cấu của Hạnh Phúc

                                                                                Đỗ Thái Nhiên

          Hạnh phúc là gì? Nói tới hạnh phúc, người ta thường nghĩ tới nhóm chữ: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Ba thuật ngữ vừa kể là ba mặt của một khối tam giác đều. Thiếu đi một mặt, khối tam giác biến mất. 
          Độc lập là lời khẳng định: "Xin đừng ai chạm tới tôi”.  Để thể hiện độc lập, con người cần tự do, muốn làm gì thì làm. Độc lâp và tự do là đôi cánh của hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc là hạnh phúc trong  xã hội và với xã hội. Không có xã hội, không thể có hạnh phúc. Vì vậy hạnh phúc của một người phải “hợp tấu” với hạnh phúc của muôn người. Đó là “mạng lưới” của hạnh phúc.

Thế nào là cơ cấu của hạnh phúc?

           Nhằm giúp cho ý niệm “cơ cấu của hạnh phúc” trở nên cụ thể và dễ hiểu, trước tiên, chúng ta hãy nghĩ tới cơ cấu của mạng lưới giao thông trên các xa lộ. Muốn cho mạng lưới này được vận hành ổn định:

1) Đường xá, cầu cống phải kiến tạo vững chắc và an toàn.
2) Luật lệ giao thông cần qui định với những tiên liệu đầy đủ chi tiết, hợp lý và nghiêm minh.
 3) Tài xế lái xe đủ sức khoẻ, có bằng lái xe hợp pháp.
4) Các loại xe lăn bánh trên xa lộ cần đạt mức toàn hảo về mặt cơ khí. Bốn thành tố vừa nêu tạo thành cơ cấu của mạng lưới giao thông.  Bây giờ hãy nói tới cơ cấu của hạnh phúc. 

           Không thể có loại hạnh phúc của cá nhân sống đơn độc trên núi lạnh, trong rừng sâu. Đời người chỉ ổn định chừng nào hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội thường hằng giao thoa nhưng cũng thường hằng không va chạm, không xâm lấn lẫn nhau. Làm thế nào có được hai cái “thường hằng” kia? Trả lời câu hỏi này, con người đứng trước bức tranh cơ cấu của hạnh phúc. Mạng lưới hạnh phúc là mối liên hệ song phương và xoay chiều giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội nhìn một cách tổng quát. Đó là tranh sơ phác của hạnh phúc. Chi tiết hoá tranh sơ phác để nhận ra những cơ phận tinh vi giúp cho hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có khả năng hợp tấu. Đó là tranh chân dung của hạnh phúc, còn gọi là cơ cấu của hạnh phúc. Bảo vệ sự ổn định cho cơ cấu của hạnh phúc là đối tượng tối cao mà vận động của xã hội nhằm đạt tới. Muốn vậy, xã hội phải nhờ tới bàn tay của luật pháp: “ở đâu có xã hội, ở đó có luật pháp”.  Luật pháp là công cụ duy nhất hữu hiệu trong việc điều hành dòng sống của xã hội, điều hành cơ cấu của hạnh phúc.

          Trước khi có luật pháp, xã hội loài người đã có tâm lý yêu chuộng công bằng và lẽ phải, đã có phong tục, tập quán.  Như vậy, phong tục tập quán là hình chụp cơ cấu của hạnh phúc. Một cách căn bản nhất, luật pháp chính là phong tục tập quán được pháp lý hoá. Nhìn thực trạng xã hội, con người hình dung được luật pháp. Ngược lại, đọc luật pháp, con người thấy được thực trạng xã hội. Năm 1993 tại Vienna, Aó quốc, 170 quốc gia cùng với 1000 tổ chức phi chính phủ (NGO) đã cùng nhau biểu quyết: luật quốc tế nhân quyền bao gồm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 và hai Công ước Quốc Tế Nhân Quyền về Dân Sự-Chính Trị và về Kinh Tế-Xã Hội 1966. Bài viết này xin chọn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 như một văn kiện nhân quyền căn bản để đặt câu hỏi: Bằng cách nào luật quốc tế nhân quyền tổ chức và điều hành cơ cấu của hạnh phúc cho từng cá nhân và cho toàn xã hội?
           Luật quốc tế nhân quyền bao gồm 30 (ba mươi) điều khoản đã truyền đi hai loại mệnh lệnh: lệnh cấm làm và lệnh buộc phải làm. Mặt khác, khi tuyên xưng Quyền sống tự do và bình đẳng của con người (điều 1), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mặc nhiên đòi hỏi mỗi người có Nghĩa Vụ phải tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của những người chung quanh. Với “nội dung kép” như vừa trình bày, mặc dầu mang tên gọi là Tuyên Ngôn Nhân Quyền nhưng trong thực chất, văn kiện pháp lý này có hàm ý đồng loạt minh xác nghĩa-vụ-làm-người và quyền-làm-người.
          Với văn thức hai loại mệnh lệnh, với nội dung kép, với sự đồng thuận mạnh mẽ của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 đã nêu bật bốn thành tố sau đây trong bức tranh cơ cấu của hạnh phúc:

1) Nghĩa vụ làm người:

Đã là con người, một cách bẩm sinh, ai cũng muốn thực thi nghĩa vụ làm người, đó là sự thể hiện nhân cách. Vì vậy điều (1) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) xác định: “ Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri và phải đối xử với nhau trong tình bác ái”. Phẩm cách của con người chẳng là gì khác hơn là nỗ lực liên tục và bền bỉ thượng tôn nhân tính của chính mình và của những người chung quanh. Thông qua lý luận của triết học chọn con người làm tiền đề và nhất là thông qua những ghi nhận thực tại đời người lấy ra từ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhân tính gồm bốn yếu tính:

           -Tính thứ nhất là tính  xây dựng và sống với gia đình: Nam nữ trung thành song phương và bình đẳng trên mọi lãnh vực của đời sống. Điều (16) TNQTNQ: “ (a) Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn. (b) Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của những người kết hôn. c) Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.”

          -Tính thứ hai là tính tự vệ: Khi quyền sống bị xâm phạm, con người không được phép tự ý sử dụng bạo lực để trả đủa. Mọi tranh chấp phải giải quyết bằng thương nghị hoà bình hoặc nhờ sự phân xử của toà án. Điều (8): “ Ai cũng có quyền yêu cầu toà án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận”

          -Tính thứ ba là tính thoả mãn nhu yếu: Mỗi người phải tôn trọng quyền bình đẳng về cơ hội ( không bị chèn ép, không bị đối xử bất công) trong hoạt động kinh tế của mọi người. Điều (22): “ Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá nhân của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.”

          -Tính thứ tư là tính xã hội: Cá nhân hưởng những tiện ích do xã hội cung ứng. Đáp lại cá nhân có nghĩa vụ hợp tác với xã hội để xây dựng và phát triển xã hội.      Điều (21):  “ (a) Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc do các đại biểu do mình tự do lựa chọn.(b) Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.”

2) Quyền làm người.

          Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, đương nhiên cha mẹ có quyền quở phạt con cái. Quyền là công cụ giúp con người thực thi nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của một bàn tay. Như đã trình bày ở trên, nghĩa vụ làm người có tính bẩm sinh, ai cũng như ai. Vì vậy, không phân biệt chủng tộc, màu da, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, chính kiến… mọi người đều có quyền làm người như nhau. Tuy nhiên, chế độ độc tài các loại do âm mưu toàn trị để dễ bề tham ô đã viện dẫn các lý do khác nhau nhằm thủ tiêu nhân quyền của người dân. Lý do rằng: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, cần được giải thích nhân quyền theo nghĩa riêng và rằng tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là sản phẩm tư tưởng của các nước phương Tây, nó có tính đề cao cá nhân chủ nghĩa, điều này không phù hợp với công việc tổ chức và điều hành xã hội phương Đông. Dĩ nhiên các luận điểm vừa nêu hoàn toàn vô căn cứ, không có dẫn chứng cụ thể và khoa học.

          Xin chớ quên rằng: thủ tiêu quyền làm người đồng nghĩa với hành động ngăn cản con người thực thi nghĩa vụ làm người, nghĩa vụ thượng tôn nhân tính. Sự thể này sẽ nhanh chóng biến quan hệ giữa con người với con người trở thành quan hệ giữa động vật này với động vật kia, quan hệ mạnh được yếu thua, quan hệ “mắt đổi mắt, răng đổi răng”. Lúc bấy giờ nhà cầm quyền độc tài sẽ viện lý do dân trí thấp, lý do “an ninh trật tự công cộng là nhu cầu sống còn của xã hội” để biến xã hội loài người thành một chuồng động vật đặt dưới quyền khống chế cực kỳ hà khắc của guồng máy công an trị.

3)Văn hoá nhân văn.

          Trong trường hợp nhân quyền được tôn trọng toàn phần, nhân tính được thượng tôn: gia đình hạnh phúc, kinh tế vận hành trên nguyên tắc bình đẳng cơ hội, mọi va chạm đều được giải quyết trong thương nghị hoà bình, cá nhân hợp tác hoà hài với xã hội. Do nhân tính được thượng tôn, do lòng thương yêu và tôn kính lẫn nhau, người dân tự giác tôn trọng luật pháp của quốc gia. An ninh trật tự xã hội được vận hành trên tinh thần tự giác của người dân là chân ý nghĩa của thiên hạ thái bình. Xã hội thái bình là môi trường cần yếu giúp văn hoá nhân văn thăng hoa.

4) Dân chủ nhân quyền.

          Nghĩa vụ làm người là nghĩa vụ bẩm sinh của người dân. Nhân quyền vừa là quyền bẩm sinh của người dân vừa là công cụ giúp người dân thực thi nghĩa vụ làm người. Văn hoá nhân văn thăng hoa là công trình được vươn lên từ tim óc của người dân. Do ba sự kiện “của người dân” vừa nêu, chế độ chính trị điều hành đời sống của quốc gia hiển nhiên phải là chế độ do dân làm chủ. Dân chủ  ở đây chắc chắn không là “ dân chủ tập trung” kiểu Cộng Sản, dân chủ “đảng cử, dân bầu”. Dân chủ ở đây là dân chủ tam quyền phân lập, trong đó mọi thao tác dân chủ đều được giải thích minh bạch thông qua sự viện dẫn nghiêm chỉnh từng điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10/12/1948. Điều (21) khoản (c) TNQTNQ minh xác: “Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia, ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương pháp phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự”.

          Điều 21, khoản (c) vừa trích dẫn: dân chủ đích thực là phương pháp luận của nhân quyền. Dân chủ biến tư tưởng nhân quyền thành hành động sống cụ thể. Không có dân chủ, không thể có nhân quyền. 


Kết luận.

           Nhân quyền không hề là một tài liệu đề cao cá nhân chủ nghĩa. Nhân quyền là sản phẩm tư tưởng được hợp soạn và/hoặc được nhìn nhận bởi toàn bộ xã hội quốc tế văn minh. Nhân quyền không mảy may gây tác hại cho an ninh trật tự xã hội như các chế độ độc tài xuyên tạc. Ngược lại chính nhân quyền đã sản sinh ra môi trường an ninh trật tự tự giác bằng cách cung cấp cho xã hội lớp người thượng tôn nhân tính, lớp người tự giác. Kỷ luật hoàn toàn dựa vào sự canh chừng của cảnh sát là loại kỷ luật của những xã hội chưa trưởng thành. Xã hội vận hành trong trật tự không vì tâm lý khiếp sợ công an và toà án mà vì tính tự giác của con người, đó là xã hội văn minh thượng đẳng.

          Mãi cho tới đầu thế kỷ 21 nhân quyền vẫn chỉ là ước mơ chưa thành của loài người. Tuy nhiên, nhân quyền không thể đơn phương vận động và phát triển. Nhân quyền phải gắn bó chặt chẽ với một hạch tâm gồm bốn “điện tử”: nghĩa vụ làm người + quyền làm người + văn hoá nhân văn + dân chủ nhân quyền. Nhân của hạch tâm là hạnh phúc của con người. Bốn điện tử kia không điện tử nào được xem là lãnh đạo . Không điện tử nào có khả năng tồn tại bên ngoài hạch tâm. Cả bốn điện tử đều phải hổ tương tác động để cùng nhau vận động và phát triển, cùng nhau lấy hạnh phúc của đời người làm đối tượng để phục vụ. Hạch tâm vừa mô tả được gọi là cơ cấu của hạnh phúc. Có thấy được và hiểu được cơ cấu của hạnh phúc, con người mới có cơ hội và khả năng để cùng nhau thực hiện giấc mơ  hạnh phúc: hạnh phúc cho xã hội và cho chính mình. Ý chí biến giấc mơ hạnh phúc trở thành hiện tượng sống cụ thể của đời người chính là lời chúc hạnh phúc mà bài viết này xin trân trọng kính gửi tới mỗi Quý Độc Giả nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2012 ./.

Đỗ Thái Nhiên

Thursday, November 29, 2012


             Chuyện Lửa Phựt lên từ Huế

           (Ngôi Bảo Tháp của Đức Đệ III Tăng Thống Thích Đôn Hậu)

                                                               Tống Phước Hiến

             Một băng thâu hình video dài 56 phút được sửa chửa và gom lại từ 8 máy thâu hình chuyên nghiệp và một số máy thâu hình khác của công an Tỉnh Thừa thiên – Huế dùng làm tang chứng truy tố những người tham gia cuộc biểu tình tự phát ngày 24.5.1993 kéo dài khoảng 5 tiếng đồng hồ của đồng bào Huế. Đồng thời, nhà cầm quyền cộng sản dùng làm tài liệu để cử các viên chức Bộ Ngoại giao đi giải độc tại các nước Âu Mỹ và các tổ chức Nhân quyền Quốc tế.
Sự việc được khởi nguyên vì Công an cộng sản bức hiếp các Tu Sĩ Phật giáo tại chùa Linh Mụ Huế. Cộng sản dùng băng thâu hình nầy để vu khống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất  (GHPGVNTN) phá rối an ninh trật tự công cộng. Ngược lại, Ủy Ban Bảo vệ quyền làm người tại Paris do giáo sư Võ văn Ái làm chủ tịch cũng dùng như một tang chứng tố cáotrước dư luận quốc tế về tội ác cộng sản đối với chư Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử tại địa phương Huế.
Cuộc biểu tình của hơn 40 ngàn người thành phố Huế gồm Tăng, Ni và Phật Tử phát khởi do hành dộng thô bạo bất nhân của công an cộng sản Thừa thiên Huế đã cướp xác của một Phật Tử là một người Huế thường hay lui tới công đức tại chùa Linh Mụ, tên Nguyễn ngọc Dũng phát đại nguyện tự thiêu

                                Diễn tiến sự vụ
1/ Ngày 21.5.1993 tlúc  9 giờ sáng Phật tử Nguyễn ngọc Dũng phát đại nguyện tự thiêu tại trước ngôi bảo tháp của Đức Đệ Tam Tăng Thống Đại Lão Hòa Thương Thích Đôn Hậu trong khuôn viên chùa Linh Mụ để cúng dường đạo pháp nhằm phản đối chính sách đàn áp GHPGVNTN của cộng sản.
2/ Khi phát hiện được, thì người phật tử nầy đã chết. Đại Đức Thích Trí Tựu Giám Tự chùa Linh Mụ cho lập bàn vong ngay nơi tự thiêu. Sau đó, công an Huế đến đập phá bàn vong và cướp mất thi hài cùng những giấy tờ tùy thân của người tự thiêu.
3/ Ngày hôm sau,22.5.1993 Đại Đức Thích Trí Tựu viết thư phản đối hành động bất nhân nầy và đòi cộng sản phải trả lại thi hài Phật tử tự thiêu để Chùa Linh Mụ tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật Giáo.
4/ Nhà cầm quyền cộng sản không những từ chối đòi hỏi chính đáng của Đại Đức Thích Trí Tựu mà còn ngụy tạo lý lịch và gia cảnh của người tự thiêu.
5/ Theo tin tức loan đi từ đài phát thanh Huế của cộng sản thì người tự thiêu tên là Đào quang Hộ, là người nghiện ngập, không nghề nghiệp, bị bịnh sida, quê quán ở tỉnh An Giang. Do vì cãi nhau với vợ về chiếc độc bình nên uẫn ức đi ra Huế, đến chùa Linh Mụ để tự thiêu!
6/ Chúng ta đã từng biết chế độ do bạo quyền cộng sản thống trị có nhiều chuyện lạ như :
 -Tàu hải giám Việt Nam khi đang công tác thăm dò tài nguyên trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam có hải quân bảo vệ bị tấn công.
- Ngư dân Việt Nam bị bắn chết, bị đánh đập, bị bắt tù, ghe tàu bị phá hủy, ngư cụ bị tịch thu, bị bắt phải đóng tiền phạt qua ngã ngoại giao,...
- Xâm nhập chiếm đất làm nhà, lập cơ sở kinh doanh sinh sống, đi lại trên đất Việt Nam, thậm chí đánh đuổi dân Việt Nam.
- Hàng hóa thực phẩm độc hại ào ạt tuôn vào Việt nam vừa trốn thuế, vừa phá hoại kinh tế, vừa làm tổn hại sức khỏe người Việt Nam…
Thế mà nhà cầm quyền cộng sản chỉ tuyên bố đó là tàu lạ, người lạ, hàng lạ, thì ngụy quyền cộng sản Việt Nam cũng thật là….,LẠ!
Do đó, việc ngụy tạo lý lịch người của người tự thiêu nầy cũng thuộc vào chuyện LẠ, nhưng… rất bình thường của họ. Nếu cộng sản không ngụy tạo, không gian dối thì mới thật là… LẠ! Xin giải thích về chuyện tuy lạ nhưng lại rất bình thường dưới sự cai trị gian dối của cộng sản như sau:
a/ Chỉ cãi với vợ chiếc độc bình mà đi tự tử thì thật là …LẠ!
          b/ Gia đình cư ngụ tại tỉnh An Giang, giận vợ đi tự tử mà phải cất công đi đến Huế, phải chầu chực mua vé xe để di chuyển đến một nơi xa xôi, cách xa đến cả ngàn cây số để tự thiêu, thì thật là… LẠ!
          c/ Đến được Huế rồi, lại phải lặn lội tìm đến trước ngôi Bảo Tháp của Đức Đệ Tam Tăng Thống  Đại Lão Hòa Thương Thích Đôn Hậu trong khuôn viên chùa Linh Mụ cách thị xã Huế đến 5 km.để tự thiêu thì thật là… LẠ!
  7/ Ngày 23.5.1993 Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế triệu tập Đại Đức Thích Trí Tựu giám tự Chùa Linh Mụ đến làm việc vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 24.5.1993. Đầu tiên là họ bắt Đại Đức Thích Trí Tựu ký giấy xác nhận ba điều LẠ kể trên.
   8/ Đại Đức Thích Trí Tựu không đồng ký và bước ra trước cổng, ngồi tọa kháng và tuyên bố tuyệt thực để phản đối. Công an dùng bạo lực hành hung và khiêng cưỡng Đại Đức Thích Trí Tựu vào bên trong.
   9/ Khi công an dùng bạo lực thì tin tức được loan truyền rất nhanh chóng, nhất là lúc Đại đức Thích Hải Tạng thông báo rằng Đại Đức gọi điện thoại qua Paris đến Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người do Giáo Sư Võ văn Ái làm Chủ Tịch, và thế giới đã biết cộng sản đàn áp Phật giáo, thì số người tham dự cuộc biểu tình càng lúc càng đông lên tới khoảng trên 40 ngàn người gồm đồng bào Phật tử, các Đại Đức đang tu học và hành đạo tại chùa Linh Mụ như: Thich Hải Tạng, Thích Hải Thịnh, Thích Hải Chính và một số chư Tăng Ni từ các tự viện khác. Vì bị ngăn cản,bị đàn áp nên Chư Tăng chia nhiều nhóm ngồi tọa kháng  nhiều nơi.
 10/ Đến 9 giờ 30 thì chiếc xe Toyota chở  Đại Đức Thích Trí Tựu từ trong sân đi ra đường theo hướng  nhà lao Thừa phủ. Những người biểu tình và một số Tăng Ni vụt chạy đến ngăn cản, xe ngừng lại. Đại Dức Thích Hải Tạng nhìn vào trong xe và thấy Đại Đức Thích Trí Tựu bị đè nằm, có dấu hiệu đau đớn do bị đánh đập. Một thanh niên mở được cửa xe đưa Đại Đức Thích Trí Tựu lên xe xích lô đạp chạy về lại chùa Linh Mụ. Sau đó người thanh niên nầy đến ngồi bên cạnh các Tăng sĩ với khuôn mặt bị trầy trụa do bị đánh đập.
 11/ Cuộc biểu tình tự động giải tán lúc 2 giờ 30 sau khi biết Đại Đức Thích Trí Tựu đã về lại Chùa Linh Mụ.
 12/ Đây là cuộc biểu tình  rất ôn hòa, lớn nhất quy tụ lên đến hơn 40 ngàn người  kể từ sau ngày 30.4.1975 kể từ khi bạo quyền cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam Tự Do.

Vài chi tiết cần lưu ý:
1/ Những người mặc áo “sơ mi” (shirt) trắng, đội nón lưỡi trai là công an chìm, rất hung hãn
          2/ Một người ngoại quốc dáng vẻ gốc người Á châu, đội nón rơm rộng vành bị  công an giựt mất máy hinh.
          3/ Một phụ nữ mặc áo hoa bị lôi bắt vì tiếp nước uống cho người biểu tình.
          4/ Một thanh niên bị đánh rách mặt.
          5/ Xe vòi rồng đến trước và xịt thẳng nước vào đám biểu tình.
          6/ Không thấy ai đã lật và đốt cháy chiếc xe Toyota chở Đại Đức Thích Trí Tựu,  chỉ thấy lúc xe đã bị lật và đã bị bốc cháy.Với tám máy quay chuyên nghiệp và rất nhiều máy quay của công an thì không thể không quay được người thực hiện hành vibạo động nầy. Vì vậy, theo chúng tôi suy đoán thì chi tiết nầy đã bị công an cắt xén vì chính công an thực hiện để vu cáo cho người biểu tình.
          7/ Khi chiếc xe Toyota  đã bị  bốc cháy thì công an mới xuất hiện, nhưng lại không can thiệp.
          8/ Lực lương công an chìm nhiều và rất hung dữ, còn công an sắc phục thì ít và có vẻ “hiền” hơn.
           9/ Lực lượng bộ đội cộng sản xuất hiện với roi điện, khiêng che chắn trên tay.
        10/ Lực lượng biểu tình rất ôn hòa. Không la hét ; không bạo lực và cũng không hô hào bạo lực.
                                               Cộng sản trả thù:
Để rữa mối hận nầy, bạo quyền cộng sản đã trả thù như sau:
1/ Suốt 5 tháng ròng rã chư Tăng , đồng bào trong cuộc cuộc biểu tình bị các cơ quan truyền thông cộng sản như báo chí, phát thanh, phát hình xuyên tạc, chưởi rũa, vu khống, xúc phạm nhân thân rất thậm tệ
          2/ Ngày 15.11.1993, cộng sản đưa các Đại Đức và một số Phật tử ra xử.
          3/ Phiên xử không  tổ chức tại Pháp đình mà trong trại binh quân đội.
          4/ Báo chí, dân chúng và luôn cả thân nhân không được dự khán.
          5/ Bị can không được Luật sư biện hộ và bảo vệ, kẻ cả quyền tự biện hộ.
          6/ Ba Luật Sư Nhân quyền tại Pháp do GHPGVNTN chỉ dịnh đại diện và bào chửa không được cấp chiếu khán.
          7/ Bản án là chung quyết, không được quyền kháng án.
          8/ Kết quả các Tăng sĩ bị kết án:
               a/Thích Trí Tựu và Thích Hải Tạng  4 năm tù giam tại trại Ba Sao.
               b/ Thích Hải Thịnh, Thích Hải Chánh 3 năm giam tại trại Ba Sao.
               c/ Thích  Hạnh Đức 3 năm nhưng không biết trại giam.
               d/ Năm Phật tử khác bị án từ 6 tháng đến 4 năm –không rõ chi tiết.

Vài tin tức nhận được về sự trả thù khi quý Tăng sĩ đang bị giam tù
Đầu tháng 4/1994, các đại Đức Thích Trí Tựu, Thích Hải Tạng, Thích Hải Chánh, Thích Hải Thịnh tuyệt thực kéo dài 8 tuần lễ tại trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam Ninh) – phân trại A, để phản đối việc xét xử trái pháp luật quốc tế, đòi “Quyền được chống án” và phản đối chính sách tàn bạo của cộng sản.
          Một số lớn các tù nhân đồng cảnh tại  phân trại A cùng đồng tuyệt thực để ủng hộ.
          Bạo quyền cộng sản trại giam chuyển các tăng sĩ nầy vào phân trại B. với hậu ý xúi giục, sai khiến tù hình sự (phạm tội đâm chém , hiếp người cướp của…)
Đánh đập đàn áp các vị tăng sĩ nầy.

Di Lụy sau ngày Phật tử Nguyễn  ngọc Dũng tự thiêu
        A-/ Nguyên nhân: Đại Lão HT Đôn Hậu viên ịich vào ngày 23/4/1992 (nhằm ngày 21/3 Nhâm Thân) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, trụ thế 88 năm, trải qua 68 mùa An cư kiết hạ...  
          Cộng sản chủ trương tổcchức lễ quốc tang cho HT Đôn Hậu, nên đã thành lập Ban Tang Lễ sẽ từ Hà Nội vào Huế để thực hiện. Dự trù lễ quốc tang nầy sẽ có trao tặng Huân chương Hồ chí Minh là loại huân chương cao cấp nhất của đảng cộng sản ban thưởng cho người có công lớn nhất và các lễ nghi long trọng khác như điếu văn…, nhưng HT Đôn Hậu đã sáng suốt đã tiên liệu trước nên đã để lại chúc thư không thụ nhận bất cứ điều gì từ nhà nước cộng sản, tang lễ chỉ cử hành trong phạm vi môn đồ pháp quyến chùa Linh Mụ.
          Bị thất bại trong âm mưu muốn dùng tang lễ của HT Đôn Hậu để khuất phục GHPGVNTN, suốt từ tang lễ đến gần Lễ Tiểu Tường công an đã nhiều lần lúc công khai, lúc bắn tin ngấm ngầm de dọa trấn áp cá môn đồ Pháp quyến của HT Đôn Hậu như HT Thích Nhật Liên, Đại Đức Thích Trí Tựu, Thích Hải Tạng bắt buộc phải khai là di chúc giả, rồi ngụy tạo hình ảnh, âm thanh tạo thành phim, sau đó đem đi chiếu để đe dọa.
          Sắp đến ngày lễ, các ngã đường đến chùa Linh Mụ công an canh gác nghiêm cẩn, mọi sự xuất nhập vào chùa rất khó khăn. Những tự viện đề bị công an phá phách gây huyên náo, các tăng sĩ bị răn đe, di chuyển bị kiểm soát. Phật tử bị bắt làm tờ cam kết….
        Vì vậy một số lớn Tăng Ni, Phật tử không đến dự lễ được. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến Phật tử Nguyễn ngọc Dũng phát đại nguyện tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền cộng sản đàn áp GHPGVNTN

          B/ Nguồn cung cấp tin tức : Căn cứ vào Tờ Trình của toàn thể Tăng Chúng Chùa Linh Mụ do các Tăng sĩ : Hải Chánh, Hải Thành, Hải Trang, Hải Thông, Hải Đàm, Hải Viên đại diện kính gởi đến HT Thích Huyền Quang uyền Viện Trưởng VHĐ.GHPGVNTN và Tăng Đoàn Thừa Thiên Huế  ký ngày 11.6.1993 (tức 22.4. Quý Dậu)

          C-/ Thời gian và diễn biến;
                1-/Ngày 5.6.1993 tức 16.4.Quý Dậu:
a/ Sáng ngày 5.6.1993 công an chìm xuất hiện rất đông bao vây và dùng ống nhòm nhìn vào Chùa, họ còn giả dạng du khách viếng Chùa để tiếp cận đồng thời dùng ánh mắt, hành động, thái độ hay lời nói ngầm uy hiếp gây hoang mang lo sợ cho Tăng chúng và Phật tử.
                   b/ Lúc 5 giờ chiều cùng ngày Thầy Trí Tựu và thầy Hải Bình tiếp thầy Thích Từ Vân đến thăm tại nhà khách thì có 7 công an (5 nam + 2 nữ) đến làm hộ khẩu. Cùng lúc nầy thì các chú Hải Trang, Hải Thịnh cùng 2 Phật tử  làm công việc tại phia đông liêu điện Quan Âm. Thầy Hải Chánh làm vườn sau  chùa. Chú Hải Thông và 5 chú điệu khác đang công phu chiều tại chánh diện.
                   c/ Khoảng gần 6 giờ chiều một số đông có thể lên đến mấy trăm người mặc thường phục lẫn đồng phục công an có cả roi điện, vũ khí, ba-toon, đội nón sắt họ la hét với thái độ hung hăng tràn vào chùa. Cưỡng bức Tăng chúng và Phật tử hiện diện b8a1t phải ngồi yên, không được nhúc nhích di chuyển. Trước đó, họ đã lấy và gom dụng sản xuất hay làm vườn như  cuốc ,xẻng,dao. rựa…
                   d/ Sau khi toán công an hộ khẩu bào cho lực lượng công an võ trang  đã xong việc lấy lời khai hộ khẩu thì lực lương công an võ trang đến vây thầy Trí Tựu (thế danh lê Quang Vinh). Họ vật đè, dùng bạo lực sức mạnh để lột áo nhà chùa và thay bằng áo tù, còng thầy bằng còng số 8 rồi kéo đẩy thầy Trí Tự lên xe bít bùng đã đậu sẳn trước chùa.  Họ cũng khám xét phòng ngũ của thầy Trí Tựu và lấy đi  một  số băng cassette, video, giấy tùy thân. .
         e/ Thầy Hải Chánh sau vườn nghe tiếng ồn chạy vào và  bị công an võ trang đánh vào đầu bằng đùi ba-toon, với những lời chưởi rũa thô tục. Thầy Hải Chánh cũng bị còng đưa về lao Thừa phủ bắt làm kiểm điểm lúc 9 giờ 30 tối. Sau đó Thầy được trở về Chùa.
                    f/ Chú Hải Thông vừa mới xong khóa lễ công phu chiều thì bị mấy chục công an võ trang đến đến, bắt phải  cởi bỏ y hậu, nhưng chú Hải Thông không chịu, nên chú bị khoảng 6 tên công an vật dè xuống, bị lột bỏ y hậu thay áo tù và còng dẫn đi
g/ Phòng chú Hải Thịnh, Hải Trang cũng bị lục soát và lấy một số giấy tờ, vật dụng như băng video .
                    h/ Phòng của cố Đệ Tam Tăng Thống Đại Lão HT Đôn Hậu cũng bị lục tung và tịch thu một số vật dụng kỷ niệm.
                     i/ Lức 7 giờ 30 tối, công an lập biên bản, giao trách nhiệm cho thầy Hải Bình trông coi chùa và chịu trách nhiệm.
                     k/ Công an và Ủy Ban xã Hương Long tập họp các thầy, chúng điệu và khoảng 6 Phật tử có mật tại chùa xem cuốn phim mà họ dàn dựng  giảo mạo về chúc thư  và Di Huấn Đức Đại lão HT Thích Đôn Hậu Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN. Gần như toàn thể những khán giả, tham dự viên bất đắc dĩ đều bịt ai, nhắm mắt không nghe, công an dùng lời lẻ tục tỉu để khích động nhưng không thành.
                     l/ Khoảng 10 giờ thì phần lớn họ rời khỏi chùa, nhưng họ để lại số ít kiểm soát chùa rất nghiêm ngặt không cho ai ra vào  chùa.

             2-/ Ngày 6.6.1993:
 Công an bắt triệu tập để làm việc liên tục, bất kể giờ giấc nên các khóa lễ công phu không hành trì được

                                                      Tống Phước Hiến

Wednesday, November 28, 2012


Giáo Hoàng hay Quốc Trưởng Vatican:
Một Đầu Hai Mặt

                                           *Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI
                                                    Tiến Sĩ Trần an Bài

Sơ lược ít giòng về Tiến sĩ Trần An Bài;
 Tiến Sĩ Trần An Bài nguyên Thẩm Phán Việt Nam Cộng Hòa, cựu Giáo Sư giảng dạy ngành Phạm Tội Học tại Đại Học Vạn Hạnh, giảng sư môn Hình Sự Tố Tụng tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Ông chuyên nghiên cứu về luật pháp tại Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Là trí thức Thiên Chúa Giáo được ông Pham kim Vinh nhiệt liệt tuyên dương trong tác phẩm :Cuộc Tự Vệ Văn Hóa Việt tại San Jose

                                                            *
           Bài viết này nhằm hiểu thêm sự việc Đức Tổng Ngô Quang Kiệt rời khỏi chức Tổng Giám Mục (TGM) Hà Nội, rồi âm thầm vội vã ra ngoại quốc trên một chuyến bay đêm.* Từ chức hay cách chức? Lý do chính thức trong vụ Đức Tổng Kiệt rời khỏi chức TGM Hà Nội được chính ngài và Toà Thánh nhắc đến là "Sức khỏe: Bệnh mất ngủ". Nhưng nhiều sự việc không bình thường đã xảy ra chung quanh căn bệnh mất ngủ này, khiến người ta đặt nghi vấn và cho rằng đây chỉ là "căn bệnh chính trị giả tưởng" do Vatican và Cộng Sản Việt Nam (CSVN) giàn dựng lên. Theo dõi lịch trình làm việc trong những năm ở Hà Nội của Đức Tổng Kiệt, vị giám mục trẻ tuổi nhất VN, người ta không thấy có triệu chứng bệnh hoạn gì nơi ngài. Chỉ đến khi Vatican chính thức gửi văn thư ngày 30-1-2008 yêu cầu Đức Tổng Kiệt ngưng tay và hạ giọng trong việc hỗ trợ các giáo dân Hà Nội đốt

nến cầu nguyện đòi Công Lý và kể từ ngày 23-9-2008, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) căm phẫn đòi đuổi ngài ra khỏi chức TGM Hà Nội thì căn bệnh "mất ngủ"
của Đức Tổng bắt đầu phát sinh



                               Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt 
                             
       Dầu vậy, nhìn cách thức ngài điều khiển Tổng Giáo Phận thì ai cũng phải công nhận: Ngài vẫn còn sung sức như một chiến sĩ can trường khi ra trận. Ngay cả trong giây phút trao quyền ngày 7-5-2010 và hớt hải lên máy bay đêm 12-5-2010 để ra đi không hẹn ngày về, ngài vẫn uy dũng, khoẻ khoắn, chứ không phải nằm trên băng ca được xe Hồng Thập Tự hú còi chở đi.   
           Giả thuyết một: Nếu Đức Tổng bị bệnh thật thì quả thực hồn ma của bọn Karl Marx, Lênin và Hồ Chí Minh cũng "linh" đấy chứ, vì chúng đã tạo ám khí cho Đức Tổng Kiệt bị bệnh đến nỗi phải từ chức, đúng vào lúc Đảng CSVN run sợ, phải làm hết cách để đuổi ngài ra khỏi Hà Nội.   
          Nếu hồn ma CS không "linh" thì  cũng gặp "hên", ngáp phải nhiều con ruồi,
như trong quá khứ: Được các cường quốc chọn để thắng miền Nam, được Cộng Đồng người Việt tỵ nạn, dù ghét cay ghét đắng, vẫn cứ gửi tiền mỗi năm hàng tỷ Đô la về VN, vì không nỡ để gia đình và người thân túng đói.
          Giả thuyết hai: Nếu Đức Tổng Kiệt không bệnh tật gì và cũng không chịu áp lực nào của Vatican mà khai bệnh giả để đào nhiệm thì thật tội cho những người đã tôn vinh ngài lên bậc Anh Hùng! Giả thuyết cuối cùng: Nếu Đức Tổng Kiệt đang khỏe mạnh mà phải theo lệnh của Vatican nhận là có bệnh để ký đơn từ chức thì Vatican quả thật tàn ác, chẳng khác nào cha giết con để chiều lòng quân thù. Trong ba giả thuyết ấy, giả thuyết nào đúng?  
          Từ chức hay cách chức? Còn quá sớm để có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, dù bệnh thật hay bệnh giả, những xáo trộn, những phẫn nộ, những chán chường, những than trách và những hoang mang, thất vọng đang thực sự xảy đến cho các tín hữu VN, trong cũng như ngoài nước. Đa số hình như không tin vào hai giả thuyết đầu mà nghiêng vào giả thuyết cuối là Vatican và CSVN đã mặc cả trao đổi quyền lợi với nhau để hy sinh Đức Tổng Kiệt. Sự tin tưởng này không phải là vô lý nếu biết rằng Giáo Hội Công Giáo hiện đang mang hai bộ mặt.* Một đầu hai mặt   
 Giáo Hoàng La Mã - những người kế vị Thánh Phêrô - được Chúa Giêsu giao cho sứ mạng lèo lái con thuyền Giáo Hội, nhưng các ngài còn dựng nên nước Vatican để khoác lên mình thêm chiếc áo Quốc Trưởng. Việc thành lập quốc gia Vatican hoàn toàn không nằm trong chương trình của Thiên Chúa, vì trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã khẳng quyết: "Nước Ta không thuộc về thế gian này" (Gioan, 18, 36). Nước Vatican chỉ được thành lập vào ngày 11-2-1929, sau nhiều tranh cãi, giằng co, mặc cả giữa triều đại ĐGH Piô XI với chính phủ Ý. Gọi là quốc gia Vatican để có tư thế chính trị, chứ thực sự quốc gia này chỉ rộng 44 hectare (tức 110 mẫu), với khoảng 800 người mang quốc tịch Vatican. Nhất cử nhất động của quốc gia này đều không qua được mạng lưới tình báo của chính phủ Ý. Chính vì Giáo Hoàng thành lập nước Vatican để làm chính trị, nên đã gây ra nhiều hệ lụy tang thương và làm hoen ố bộ mặt thánh thiện của Giáo Hội. Với tư cách Giáo Chủ Đạo CG, mọi hành vi và quyết định của Giáo Hoàng bắt buộc phải dựa trên nền tảng Phúc Âm. 
 
(Nguyễn Thế Thảo CT/ UB/ND Hà Nội
 áp lực Giáo Hoàng  thuyển chuyển Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt)
  Nhưng với tư cách Quốc Trưởng một quốc gia, Giáo Hoàng phải áp dụng những nguyên tắc chính trị. Đạo giáo thì thánh thiện, còn chính trị thì mưu lược. Sở dĩ Giáo Hoàng bị chống đối vì Giáo Hoàng làm chính trị vụng về, lươn lẹo theo thói đời. Các tu sĩ và ngay chính Giáo Hoàng cũng chỉ được huấn luyện để trở thành một tông đồ rao giảng Tin Mừng Phúc Âm, chứ không được huấn luyện để trở thành một chính khách hay một lãnh tụ trên chính trường. Các tu sĩ CG không được học chính trị, quân sự và tình báo trong chủng viện.   
           Các chính khách phải biết tam thập lục kế để áp dụng trong chính trường, phải có những nữ tình báo chuyên nghiệp, có khi phải dùng cả mỹ nhân kế để săn tin hoặc thủ tiêu đối phương. Nhưng Vatican không thể có những phương tiện này.  
                                         

          Vì thế, khi lao mình vào chính trị, Vatican đã tự đặt mình vào một tình huống rất khó khăn và khó xử. Dù các Giám Mục VN có nói thế nào đi nữa, các giáo dân VN vẫn nghĩ vụ Vatican giải quyết cơn sốt TGP Hà Nội là hoàn toàn mang màu sắc chính trị và không thể chối cãi rằng Vatican đã thua nước cờ chính trị của CSVN, vì Vatican làm sao biết lật lọng và nói dối như Vẹm được. Đó là chưa kể nhiều nhân vật có tên tuổi và lý lịch rõ ràng đang quả quyết và sẵn sàng làm chứng rằng Đức Ông Cao Minh Dung, nhân viên thuộc Bộ Ngoại Giao Vatican, đặc trách Đông Nam Á, là một đặc công CSVN. Chính Đức Ông Dung là người đã giàn dựng việc thay ngôi đổi vị tại TGP Hà Nội, có nghĩa là CS đã xâm nhập được vào Vatican rồi.* Mình với ta tuy hai mà một. Cũng chính vì có chuyện hàm hồ, lẫn lộn giữa đạo với đời mà nhiều giáo dân rất khổ tâm mỗi khi thấy Giáo Hoàng và hàng giáo phẩm bị phê bình, chỉ trích. Họ vẫn sợ rằng: "Chống Cha là chống Chúa!"  
          Nhưng thực sự, họ đã lầm! Cha không bao giờ là Chúa. Và ngàn lần Chúa cũng không thể là Cha. Nhân dân biểu tình, đả kích các nhà lãnh đạo quốc gia của họ là chuyện thường. Quốc trưởng Vatican mặc cả, đổi chác quyền lợi với CSVN mà sai lầm, tạo cơ hội truyền hơi tiếp sức cho CSVN, làm khổ người dân VN thì tại sao giáo dân VN lại phải tung hô Vatican?  
          Việc vạch mặt chỉ tên những gián điệp CSVN cài vào Vatican, nếu có, tại sao giáo dân VN phải im tiếng? Đã là con người, kể cả Giáo Hoàng và giáo sĩ, cũng đều có thể sai lầm. Đọc lịch sử Giáo Hội, nhiều lần Giáo Hội đã có những sai lầm nghiêm trọng. Chẳng thế mà vào năm 2000, trong một buổi lễ thật long trọng tại Roma, dưới sự chủ tọa của ĐGH Gioan Phaolô II, Giáo Hội đã công khai và chính thức xin lỗi toàn thể thế giới về những lỗi lầm của Giáo Hội. Đối ngược với thái độ chủ trương yên lặng trước lỗi lầm của Giáo Hội, có người lại để mình rơi vào một thái cực khác.  
          Đó là tình trạng tuyệt vọng: Bỏ đạo, bỏ Chúa khi phải chứng kiến những khuyết điểm của Giáo Hội. Thiết tưởng hành động này cũng không đúng. Những lỗi lầm lớn của Giáo Hội đã xảy ra khi Giáo Hoàng và hàng giáo phẩm đi lạc sang các lãnh vực chính trị, khoa học và xã hội. Do đó, giáo dân và những người đang tìm hiểu về Đạo Công Giáo không nên thất vọng và tức giận để rồi bỏ Chúa, bỏ Đạo, bỏ nhà thờ, ngưng học Đạo, khi thấy Giáo Hội ngu ngơ về chính trị. Đạo Chúa dựa trên nền tảng là chính Chúa, chứ không phải nơi Giáo Hoàng này, Giám Mục nọ. Cho nên, đừng vì lỗi lầm của hàng giáo sĩ mà bỏ Chúa, bỏ Đạo. Giáo dân thường được nghe những lời giảng quen thuộc này: "Giáo Hội là Mẹ khôn ngoan. Giáo Hội được Chúa Giêsu thiết lập và quyền lực thế gian không thể nào phá nổi..." Và lời kinh Tin Kính giáo dân thường đọc rằng: "Tôi tin Giáo Hội thánh thiện". Đúng vậy! Hãy tin tưởng vào những việc Giáo Hoàng làm trong tư thế thay mặt Chúa Giêsu cai quản Giáo Hội, qua những giáo huấn liên quan đến đức tin và đời sống tâm linh. Còn tất cả những việc Giáo Hoàng làm trong tư thế Quốc Trưởng Vatican thì không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng.  
      Chúa Giêsu chỉ lập Giáo Hội mà không lập Quốc Gia Vatican. Chúa chỉ giao cho Thánh Phêrô coi sóc Giáo Hội, chứ không  giao nước Vatican cho thánh Phêrô hay các vị Giáo Hoàng. Vì thế, hãy vững tin rằng ma quỷ không phá hủy được Giáo Hội, nhưng ma quỷ  dư sức phá được quốc gia Vatican  
                          
                          (Đức ông Cao minh Dung)           
            Chúng tôi không chống Giám Mục Rôma, tức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đang là Giáo Chủ Đạo Thiên Chúa, nhưng chúng tôi phê bình đường lối chính trị nửa mùa của Quốc Trưởng Vatican Ratzinger đã thoả mãn yêu sách chính trị của CSVN, trói tay TGM Ngô Quang Kiệt, một người dám vì đức tin Kitô Giáo đối đầu với bọn CS vô thần, một người con yêu của Quê Hương và Dân Tộc VN đã uy dũng đứng lên chống áp bức CS phi nhân. 
          Khi giáo triều Vatican làm chính trị ngu ngơ, nửa mùa và sập bẫy CSVN thì phải tự đấm ngực, ăn năn và sửa mình, chứ đừng đưa Chúa ra để biện minh cho sự thất bại và cũng đừng nên trông chờ giáo dân yên lặng để che lấp sai lầm của Giáo Hội, vì thời đại giáo-dân-thần-thánh-hoá-giáo-sĩ đã qua rồi. Những ai là nạn nhân của những lỗi lầm, kể cả hành vi tội lỗi của Giáo Hội và hàng giáo phẩm, đều có bổn phận phải lên tiếng sửa sai. Thực tế, những nạn nhân của các tu sĩ phạm tội ấu dâm đã lên tiếng để trong sạch hóa bộ mặt Giáo Hội và họ phải được trân trọng.  
          Đối với ai được Chúa Thánh Thần soi sáng, nhìn thấy những sai lầm và khuyết điểm của Giáo Hội, họ cũng có trách nhiệm phải lên tiếng, vì Giáo Hội cần được mọi thành phần dân Chúa, từ giáo dân đến Giáo Hoàng, trân trọng, bảo vệ và canh tân. Xin đừng ai lấy đức vâng lời để giữ yên lặng trước tội ác. Cũng đừng ai dùng đức vâng lời để kết án và bắt những người chỉ trích Giáo Hội phải im tiếng, miễn là những chỉ trích này có căn bản, có chứng cớ cụ thể, được trình bày bằng thiện ý và trong tinh thần xây dựng. Chúa Giêsu cũng tán thành việc sửa lỗi lầm cho anh em. (Luca, 17, 3)* Đòi một - Cho hai
          Hầu hết những chỉ trích nhắm vào Vatican trong vụ thuyên chuyển Đức Tổng Kiệt là vì Vatican đã sai lầm trong chính sách và đường lối chính trị khi phải đối đầu với mưu chước của CSVN.Hành động của Đức Tổng Kiệt khi phát động đòi Công lý cũng chỉ hoàn toàn mang tính cách công bình xã hội, một giáo điều căn bản của Kitô Giáo, tức là đòi lại chủ quyền đất đai của Tòa Khâm Sứ và của Tổng GP Hà Nội thôi, chứ không liên quan gì đến tôn giáo hay chính trị. Nhưng Đảng CSVN sợ các cuộc đốt nến, tụ họp dân chúng đông đảo có thể đụng chạm đến quyền lợi chính trị của Đảng nên họ đòi cách chức TGM Kiệt.Vatican đã giải quyết yêu sách của CSVN bằng con đường chính trị pha lẫn đạo đức, tức là muốn dùng chính trị để củng cố đạo: Tốt đời, đẹp đạo!   
          CSVN đòi đuổi TGM Kiệt ra khỏi Hà nội, Vatican cũng giàn dựng đưa ngài đi và đi tuốt ra tận ngoại quốc, vượt quá lòng mong ước của chúng. Đây là giải pháp chính trị có pha giáo huấn Phúc Âm: CS xin một, Vatican cho hai. CS tát má phải, Vatican đưa luôn má trái cho nó tát nữa. Vì thế, giáo dân có quyền bất mãn với Vatican, khi vô lý hy sinh thuộc cấp của mình bằng những mánh lới chính trị, như tạo ra bệnh tật hay biện pháp tay sắt bọc nhung: "Giám Mục phó với quyền kế vị." Các linh mục và giáo dân Hà Nội đã phải một phen hốt hoảng và sửng sốt về "quyền kế vị" này. Trong khi đó, Cộng Sản đang hò hét "Dzô! dzô!" để cạn ly chiến thắng. Chúng còn coi đây là "đại chiến thắng" nữa. * Bên một đại bại - Bên hai đại thắng. 
          Một bản tin trên mạng với tựa đề xem ra thật chua chát "CSVN đang dành phần thắng về mình trong vụ thuyên chuyển Đức Tổng Kiệt". Chưa có ai chứng minh được rằng trong vụ này, CSVN thua và thua ở điểm nào?   
          Trái lại, phải đau khổ mà nhận rằng Vatican đại bại, CSVN đại thắng. Chúng thắng thật, chứ không phải "cố dành phần thắng". Mình thua thì nên chấp nhận thua. CSVN thắng thì phải cho nó nói thắng.   
          Tin tức của báo chí CSVN viết rằng: "Thủ Tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm người thay thế TGM Kiệt". Nghe sao mà xót xa, nhức nhối con tim! Nhưng nghĩ cho cùng CS nói vậy cũng có gì sai đâu? Nếu CS không chấp thuận cho Giáo Hoàng bổ nhiệm ĐC Nhơn, liệu Giáo Hoàng có dám bổ nhiệm không? - Chắc chắn là không.   
          Vậy thì phải cho nó thắng.Đáng lẽ vấn đề cần đặt ra là: Tại sao Giáo Hoàng từ bao nhiêu năm nay đã nhượng bộ, cho phép CSVN được xía vào quyền bổ nhiệm Giám Mục là đặc quyền của Giáo Hoàng? Nếu Giáo Hoàng cứ từ Roma công bố bổ nhiệm Giám Mục nào mình muốn, bất chấp CSVN có đồng ý hay không thì làm sao CS dám dương dương tự đắc khoe là "đã chấp thuận cho Giáo Hoàng bổ nhiệm Giám Mục"?
           Nhưng nếu Giáo Hoàng không chấp nhận điều kiện của CSVN thì chuyện gì sẽ xảy ra? Rất nhiều chuyện: Giám Mục được bổ nhiệm sẽ không được truyền chức, không được nhận mũ gậy với lễ nghi rềnh rang, cờ xí rợp trời và kèn trống rền vang. Rồi GHVN sẽ phải làm việc "chui" và sẽ bị làm khó dễ trăm điều. Giả như tình trạng này xảy ra thực như vậy thì cũng giống như thời kỳ Giáo Hội La Mã và Giáo Hội VN trong thời bị cấm đạo mà Giáo Sử ghi rằng đây là thời kỳ huy hoàng nhất của Giáo Hội. Nhưng nay Giáo Hội không muốn cảnh này diễn ra nữa, nên đã áp dụng lý thuyết "thực dụng". Đó là nhượng bộ CSVN để được sống còn, vì chống Cộng thì sợ mình chết trước nó.    
          Kết quả là sau nhiều năm tháng áp dụng thuyết này, Vatican đã nhào nặn ra khuôn mặt HĐGMVN mà tôi phải chua xót dùng lời này để diễn tả: HĐGMVN ngày nay vì sợ Máu Đào Tử Đạo nên đã chấp nhận Màu Đỏ Sao Vàng và chối từ nguồn gốc Màu Vàng Sọc Đỏ.
          Những người phê bình HĐGMVN thường bị những "con chiên ngoan đạo" bắt bẻ rằng: "Nói thì hay lắm. Chỉ xúi HĐGM vào chỗ chết. Về VN mà làm đi!" Thiết tưởng đây không phải là lời bênh vực HĐGMVN có tính cách thuyết phục. Sở dĩ HĐ này được các giáo dân kính trọng đặc biệt vì họ tin rằng thành phần HĐ gồm những người can đảm, đã được Chúa chọn lên hàng khanh tướng. Chính các ngài thường dạy dỗ giáo dân "Đừng Sợ!" Đừng sợ súng đạn, đừng sợ đàn áp, đừng sợ Satan, cũng đừng sợ Cộng Sản. Bài học "Đừng Sợ!" này cũng xuất phát từ nơi cửa miệng của các Đức Giáo Hoàng. Khi Giáo Hoàng dạy thế giới "Đừng Sợ!" có ai hạch hỏi và bảo các ngài về VN mà dạy đâu? Sở dĩ người ta dám nghĩ đến con đường Anh Hùng, thay vì con đường Hèn Nhát, mà HĐGHVN phải đi, vì chính các ngài từng giảng dạy rất hùng hồn bài học "Đừng Sợ!" và khuyến khích giáo dân hãy can đảm tiến bước.* Kết luận   
          Qua vụ việc từ chức của Tổng GM Ngô Quang Kiệt, Giáo Hội cần xét lại việc có cần phải duy trì Quốc Gia Vatican để cho Giáo Hoàng đu đưa chính trị không? Trong khi các quốc gia văn minh tiền tiến đã loại bỏ nguyên tắc hỗn quyền giữa đạo và đời, tức là phải tách biệt hẳn các hoạt động chính trị ra khỏi các hoạt động tôn giáo.   
          Vậy mà Giáo Hoàng La Mã đang kiêm luôn chức Quốc Trưởng Vatican.Giáo Hoàng không nên mang hai bộ mặt cùng một lúc: Hãy bỏ bộ mặt chính trị Quốc Trưởng đi, và chỉ nên giữ lại bộ mặt đạo đức Giáo Chủ Đạo Công Giáo. Đạo Giáo thì tốt lành và thánh thiện. Còn chính trị thì lừa lọc và thế tục.Bộ mặt Giáo Hoàng là bộ mặt đạo đức, bộ mặt nguyên thủy, bộ mặt chân thật, chất phác của ngư phủ Phêrô. Còn bộ mặt Quốc Trưởng Vatican là bộ mặt tô son trát phấn, lòe loẹt, giả tạo và rỗng tuếch!    
 Với bộ mặt Giáo Chủ Công Giáo, làm sao Giáo Hoàng có thể cho phép các đảng viên Cộng Sản thênh thang bước vào Giáo Đô La Mã được, vì một bên hữu thần, một bên vô thần. Giáo Hội và CS làm sao có thể bang giao với nhau được khi lệnh của Giáo Hội ra vạ tuyệt thông cho những ai hợp tác với CS vẫn còn hiệu lực?         
Nhưng với bộ mặt Quốc Trưởng Vatican, ĐGH Bênêdictô XVI đã mở cửa mời CS vô thần Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng vào nhà, không khác nào Giáo Hoàng mở cửa Đền Thánh cho quỷ Satan vênh váo xâm nhập. Nhờ vậy, chúng đã dán vào bàn Giáo Hoàng bản án lưu đày cho Đức Tổng Kiệt. Và đấy là câu trả lời - tuy cay đắng - cho những ai đang thắc mắc về những điều nghịch thường, phi lý đã xảy ra trong vụ thuyên chuyển Đức TGM Ngô Quang Kiệt.     

                                                           Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI