Wednesday, October 19, 2011

BÀI SỐ 05 :

         NGHỊ QUYẾT 36 và BỆNH ÐỘC THOẠI

                                                                                    Ðỗ Thái Nhiên

Có thể nói được rằng bệnh viện tâm thần là một xã hội nhỏ nhưng lại chất chứa trong nó vô số hoạt cảnh thường xuyên biến đổi. Ở đó, có già, có trẻ,co ùnam, có nữ, có đầy đủ thành phần xã hội... Tùy theo ý thích của mỗi bệnh nhân, các loại phát biểu khác nhau đều được tự do phô diễn: cười, nói, khóc, la, chửi bới, than thở hoặc hát hò vu vơ... Giữa tình cảnh ầm ĩ kia, nổi bật nhất vẫn là hiện tượng: đa số bệnh nhân tâm thần chỉ thích nói một mình. Nói to, nói nhỏ, nói mau, nói chậm, nói nhẹ nhàng, nói thô tục... Nói không cần biết co ùngười nghe hay không, lại càng không cần biết có ai đó muốn đối thoại hay không. Bệnh tâm thần và chứng độc thoại gắn bó với nhau đến độ nhiều người cho rằng chỉ có người điên mới thích nói một mình. Tuy nhiên nhận định vừa nêu lại hoàn toàn không phản ánh trung thực hoạt động của Bộ Chính Trị Ðảng CSVN. Nói cách khác Bộ Chính Trị CS không điên mà còn tự nhận là những kẻ ngồi trên điûnh cao của trí tuệ loài người, nhưng lại mang bệnh độc thoại. Câu chuyện Bộ Chính Trị CSVN và chứng độc thoại được trình bày như sau:

I.- CHUẨN BỊ ÐỘC THOẠI:
Ðộc thoại trong thế giới người điên là độc thoại không tính toán: mạnh ai nấy nói, không ai nghe ai, không ai cấm ai nói. Ðộc thoại trong tham vọng độc tài toàn trị của CSVN là độc thoại có dự mưu. CS vừa nói một mình vừa lấy băng keo dán lên miệng của những người chung quanh. Hành động như vừa kể CSVN chẳng những cấm người dân phát biểu ý kiến mà còn cưỡng bách người dân phải nghe những luận cứ tuyên truyền xưa cũ và phản văn minh. Ðể có thể thực hiện kế hoạch độc thoại bất bình thường kia, CSVN đã phải chuẩn bị như thế nào? Sau đây là câu trả lời:
Hiệp định thương mãi song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (HĐTMVM) được hai bên ký kết ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực ngày 10/12/2001. Phần mở đầu của HÐTMVM, đôi bên cùng thỏa thuận:
“Thỏa thuận rằng, các mối quan hệ kinh tế, thương mãi và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước”.
Chương II, điều I xác định “mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự bảo hộ và thực thi đầy đủ và có hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của mình.”
Khoản 3 điều 1 tiếp tục minh định: “Ðể bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu phải thực hiện chương này” (tức là chương II, chương dành riêng viết về quyền sở hữu trí tuệ)
Ðiều 2, khoản 3 qui định: “Quyền sở hử trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan.”
Ðiều 4, khoản 2 định nghĩa quyền tác giả và quyền liên quan chính là: “Quyền của tác giả được công khai phân phối tác phẩm và quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng”.
Nói tóm lại, bằng vào chương II và các đìêu khoản liên hệ,  Mỹ và CSVN đã long trọng cam kết cho phép công dân đôi bên được quyền tự do phổ biến văn hóa phẩm trên lãnh thổ Hoa Kỳ và lãnh thổ Việt Nam. Văn hóa phẩm có thể được chuyển tải thông qua tất cả các loại sách báo, kỹ thuật điện toán, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh. Thế nhưng kèm theo chương II, Mỹ và CSVN đã thỏa thuận với nhau các phụ lục nêu sau:
          1/. Phụ lục C1: Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện điều chỉnh các qui định về thương mãi nhà nước và lịch trình loại bỏ.( Nguyên văn chữ dùng trong HÐ TMVM)
Các mặt hàng có mã số nêu sau bị ghi chú là VN “ chưa cam kết” với chủ ý ngăn cản Hoa Kỳ nhập các loại hàng kia vào lãnh thổ VN:
                    _ Mã số 4901: các loại sách in, sách gấp, sách mỏng.
                    _ Mã số 4902: báo, tạp chí, ngày và định kỳ.
                    _ Mã số 4903: các loại sách, tranh ảnh cho trẻ em.
          2/. Phụ lục D1: lịch trình loại bỏ, hạn chế về quyền kinh doanh và quyền phân phối.
Các mặt hàng có mã số sau đây bị ghi chú là CSVN “chưa cam kết” với chủ ý không cho phép Hoa Kỳ quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền kinh doanh phân phối trên lãnh thổ VN.
                    _ Mã số 4901, 4902, 4903: các loại sách in, báo, tạp chí ngày và định kỳ, các loại sách cho trẻ em.
          3/. Phụ lục G: bảng lộ trình cam kết thương mãi và dịch vụ cụ thể.
Ðối với dịch vụ sản xuất và phân phối phim, các dịch vụ chiếu phim, phụ lục G xác định CSVN “chưa cam kết” với Hoa Kỳ về các lãnh vực vừa nêu. Nói rõ hơn, Hoa Kỳ không được phép kinh doanh phim ảnh tại VN.
          4/. Phụ lục H: phụ lục này đề cập đến nhiều loại hàng hóa khác nhau, riêng đối với sản phẩm văn hóa tư tưởng của Hoa Kỳ, phụ lục H khẳng định: “Việt Nam có thể ban hành hoặc duy trì những ngoại lệ đối với nghĩa vụ dành đối xử quốc gia cho các khoản đầu tư theo Hiệp Ðịnh này trong các lãnh vực hay đối với những vấn đề được qui định dưới đây:
Phát thanh, truyền hình, sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hóa.”
Nói một cách ngắn, gọn và dễ hiểu: phụ lục H cho phép CSVN được quyền ngăn cấm công dân Hoa Kỳ phổ biến văn hóa phẩm trên lãnh thổ VN.
Sau khi khảo sát chương II và các phụ lục C1, D1, G và H, chúng ta thấy rằng một mặt HÐTMVM cho phép CSVN được tự do phổ biến văn hóa phẩm  dưới mọi hình thức truyền thông trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Mặt khác, HÐTMVM lại trịêt để ngăn cấm Hoa Kỳ  thực hiện tác vụ tương đương trên lãnh thổ VN.Thỏa thuận vừa kể chính là bước chuẩn bị nhằm tạo bãi đáp pháp lý cho CSVN trong việc thực hiện kế hoạch độc thoại của họ tại Hoa Kỳ.


            II. CHẾ ÐỘ ÐỘC TÀI CSVN VÀ NHU CẦU ÐỘC THOẠI.
Nương vào “quyền độc thoại” do HDTMVM cho phép nghị quyết 36 viết:
“Tích cực đầu tư cho chương trình dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài...Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, nhất là các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn ... Ðầu tư cho các chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài như: đài phát thanh, truyền hình và internet... Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở nước ngoài ... Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gửi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài ...” ( xin xem NQ 36, phần III, các điều 4, 5 và 6).
Tất cả những điều trích dẫn ở trên đã cho chúng ta thấy NQ 36 là hoạt động truyền thông của CSVN từ quốc nội ra hải ngoại, chiều ngược lại bị nghiêm cấm. NQ 36 là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa HDTMVM trên lãnh vực truyền thông.
Lịch sử loài người đã thể nghiệm: khả năng dối gạt quần chúng là căn nguyên giúp cho chế độ độc tài các loại ra đời và tồn tại. Chừng nào khả năng dối gạt kia bị triệt tiêu, chừng đó chế độ độc tài phải ra đi. Tự do truyền thông là kẻ thù nguy hiểm hàng đầu của mọi hành động dối gạt. Vì vậy từ nhiều thập niên qua, CSVN đã xử dụng truyền thông quốc doanh để bảo vệ chế độ. Mới đây nghị quyết 36 đã xuất cảng truyền thông quốc doanh vào Hoa Kỳ. Sự thể này nhằm tạo cho người Mỹ gốc Việt cơ hội làm quen và dần dần chấp nhận địa vị độc quyền truyền thông của CSVN từ trong nước ra tới hải ngoại. Ðộc quyền truyền thông ở đây gồm hai điều cấm kỵ:
                    _ Cấm thứ nhất: quần chúng không được phép đối thoại với quần chúng, đặc biệt là đối thoại giữa quần chúng quốc ngoại và quần chúng quốc nội. Những cuộc đối thoại như vậy vừa làm cho tư tưởng tự do dân chủ lớn mạnh, vừa mở đường cho những tin tức mà CSVN muốn dấu nhẹm – bị phát tán muôn nơi. Từ đó uy thế của chế độ độc tài bị đe dọa trầm trọng.
                    _ Cấm thứ hai: quần chúng không được phép đối thoại với nhà cầm quyền. Những cuộc đối thoại như vậy làm cho chế độ độc tài CSVN không thể giải đáp thỏa đáng những câu chất vấn của người dân về tệ nạn độc tài và tham ô. Sự kiện này khiến cho sinh mệnh chính trị của chế độ nhanh chóng đi vào chỗ diệt vong.
Song song hai điều cấm kể trên là một cuộc độc thoại triền miên và cũ kỹ của CSVN. Không còn nghi ngờ gì nữa: truyền thông độc thoại hiển nhiên là “hậu phương lớn” của chế độ độc tài. Muốn hạ bệ độc tài CSVN chúng ta không thể không trực tiếp tấn công vào “hậu phương lớn” kia.

III. GIẢI TRỪ ÐỘC THOẠI.
Như đã trình bày ở trên, căn bản pháp lý của truyền thông một chiều trong nghị quyết 36 là HÐTMVM. Muốn phá vỡ trận đồ truyền thông của nghị quyết 36, chúng ta hãy tiến hành cuộc tranh luận pháp lý đối với HÐTMVM về các luận điểm đáng dị nghị.
Phụ lục C1, D1, G va H đã ngăn cấm Hoa Kỳ phổ biến văn hóa phẩm trong lãnh thổ VN.Mặc dầu chương II và các điều liên hệ đã qui định cả Hoa Kỳ lẫn CSVN đều có quyền kinh doanh và phổ biến văn hóa phẩm bên trong lãnh thổ của quốc gia đối ước. Có lý luận cho rằng: trên địa bàn thương mãi, các quốc gia ký kết hiệp định thương mãi có toàn quyền tự do trao đổi các loại hàng hóa. Dựa vào quyền tự do kia, các quốc gia đối ước có đầy đủ năng cách pháp lý để có thể tùy nghi thỏa thuận với nhau về việc cho phép hay ngăn cấm xuất, nhập đối với bất kỳ loại hàng hóa nào. Các phụ lục C1, D1, G và H chỉ là những thỏa thuận về việc trao đổi hàng hóa. Vì vậy, chúng phải là những thỏa thuận hợp pháp. Lý luận vừa kể hoàn toàn không thể đứng vững trước các khước biện được trình bày như sau:
          _  Khước biện 1: HÐTMVM vi phạm quyền tự do tư tưởng. Không thể chối cãi rằng văn hóa phẩm là một thể loại hàng hóa trong hoạt động thương mãi. Tuy nhiên cũng không thể chối cãi rằng văn hóa phẩm là công cụ giúp con người diễn tả và chuyển đạt tư tưởng đến với quần  chúng. Quyền tự do tư tưởng sẽ lập bị giam bó nếu quyền lưu thông của văn hóa phẩm bị ngăn cấm . Vì vậy khi ngăn cản văn hóa phẩm Hoa Kỳ phổ biến vào lãnh thổ VN, các phụ lục C1, D1, G và H đã vi phạm điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (10 tháng 12 năm 1948).
Ðiều 19: mỗi người đều có quyền tự do quan điểm và diễn đạt quan điểm, quyền này bao gồm quyền duy trì quan điểm của mình, không để bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự can thiệp nào, quyền truy tìm, tiếp nhận, phổ biến tin tức và quan điểm thông qua mọi phương tiện truyền thông, bất chấp biên giới quốc gia.
Nhằm củng cố hiệu lực tuyệt đối của điều 19, điều 30 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định: “Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay hành động nhằm thủ tiêu  những quyền tự do liệt kê trong tuyên ngôn này.”
          _  Khước biện 2: HÐTMVM vi phạm nguyên tắc bất khả chuyển nhượng của quyền tự do văn hóa tư tưởng. Các phụ lục C1, D1, G và H  cố tình xem văn hóa phẩm như những món hàng thương mãi thuần túy để mang văn hóa phẩm thương lượng và trao đổi với các loại hàng hóa khác. Hành động như vậy HÐTMVM đã biến quyền tự do tư tưởng (nằm hẳn bên trong văn hóa phẩm) thành đối tượng đổi chác trên thương trường. Sự thể này vi phạm trầm trọng nguyên tắc tôn trọng giá trị bẩm sinh và tính bất khả chuyển nhượng của quyền làm người trong đó quyền tự do văn hóa tư tưởng là trội yếu. Nguyên tắc đó đã được long trộng tuyên xưng tại phần mở đầu của ba văn kiện quốc tế sau đây:
                   * Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights 1948).
* Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant of Civil and Political Rights 1966)
* Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights 1966).
          _ Khước biện 3: HÐTMVM vi phạm Tu chính Án số I của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Tu Chính Án số I qui định: Quốc Hội không làm luật để tôn trọng việc thành lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng hoặc hạn chế tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí hoặc quyền của người dân được tập họp một cách hòa bình và đưa kiến nghị lên chính phủ đòi hỏi sửa sai những bất công.( Congress shall make no law respecting on establishment of religion or prohibiting the free exercise thereof; on abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the peaceably to assemble, and to petition the government for a redress of grievances).
Ðể cho HÐTMVM có hiệu lực chấp hành đối với Hoa Kỳ, Quốc Hội cần phê chuẩn hiệp định đó (bao gồm cả các phụ lục C1, D1, H và G). Sự việc này có nghĩa là Quốc Hội đã làm luật chống lại điều 19, 30 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chống lại nguyên tắc bẩm sinh và bất khả chuyển nhượng của nhân quyền, của quyền tự do tư tưởng, chống lại tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ðó là nội dung cốt lõi của nhận định: “HÐTMVM hay nói rõ hơn các phụ lục C1, D1, G và H đã vi phạm Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ”.
Bài viết này có chủ đích phân tích và xác định những sai lầm trầm trọng về mặt pháp lý của HÐTMVM. Những sai lầm kia có thể là căn bản pháp lý của một vụ tranh tụng trước cơ quan tài phán có thẩm quyền, có thể là lý lẽ chính trị cho những đấu tranh nghị trường, có thể là đối tượng nhân quyền của những thương thảo ngoại giao. Dầu là đấu tranh chính trị hay pháp lý, chúng ta – những người Việt không chấp nhận độc tài CS – bao giờ cũng quyết tâm đòi hỏi:
          _ Hoặc là các phụ lục C1, D1, G và H phải bị hủy bỏ. Công dân Hoa Kỳ và Việt Nam phải được quyền tự do hoạt động truyền thông trên hai lãnh thổ Việt và Mỹ đúng như chương II và các điều khoản liên hệ của HÐTMVM đã thỏa thuận. Bệnh độc thoại kiểu Nghị Quyết 36 phải bị giải trừ.
          _ Hoặc là HÐTMVM phải lập tức bị đình chỉ thi hành vì nó vi phạm tuyên ngôn và các công ước quốc tế về nhân quyền và nhất là vì nó đã chống lại Hiến Pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Ðấu tranh giải trừ độc thoại là cuộc tấn công trực tiếp và vô cùng mạnh mẽ nhằm phá vỡ một xã hội mưu ma chước quỷ, xã hội chuyên bưng bít tin tức với chủ ý bảo vệ chế độ độc tài.
Ðấu tranh giải trừ độc thoại là cuộc đấu tranh mang ánh sáng rực rỡ của tự do dân chủ vào tận hang ổ tối tăm và gian ác của CSVN độc tài và tham ô.
Kinh nghiệm của nhiều thập niên đấu tranh cho tự do dân chủ đã chỉ ra rằng: chúng ta chỉ có thể đoàn kết đại khối quần chúng bằng vào những hành động đấu tranh cụ thể và hữu lý. Phong trào “Cờ Vàng Trên Ðất Mỹ” là một thí dụ điển hìnhï dễ hiểu và hấp dẫn nhất. Theo chân Cờ Vàng, chúng ta hãy: ngay bay giờ, tại nước Mỹ, cùng nắm tay nhau quyết tâm đòi hỏi cho bằng được quyền tự do kinh doanh và phổ biến văn hóa phẩm Việt ngữ của chúng ta tại VN. Chẳng bao lâu nữa, cuối con đường đấu tranh này, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh tượng khối sách báo khổng lồ (cả lượng lẫn chất) của chúng ta ngạo nghễ đè bẹp chế độ Hà Nội, một chế độ tồn tại nhờ chính sách ngu dân và dối gạt quần chúng.

ÐỖ THÁI NHIÊN



No comments:

Post a Comment