Monday, October 17, 2011

   BÀI SỐ 4

       NGHỊ QUYẾT 36 và NHỮNG HỆ LỤY HÌNH SỰ

                                                                                 Ðỗ Thái Nhiên
I-MỞ ÐỀ
“Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”. Ðó là “câu nói để đời” của ông Nguyễn Văn Thiệu, vị Tổng Thống Ðệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam. Lời phát biểu kia có nghĩa là Cộng Sản nói một đường, làm một nẻo. Cộng Sản nói đen tức là trắng, nói đàm tức là đánh, nói yêu tức là ghét. Muốn hiểu lời lẽ của Cộng Sản, chúng ta cần hiểu ngược lại những gì họ đã nói. Ðọc nghị quyết 36, người đọc ghi nhận bộ Chính Trị của đảng CSVN đã bốn lần nhấn mạnh lời kêu gọi người Việt hải ngọai hãy tôn trọng luật pháp của các quốc gia sở tại (xin xem nghị quyết 36, phần II, đoạn 2 và 3; phần III, đoạn 4). Tại sao Bộ Chính Trị CSVN lại phải ân cần đưa ra lời kêu gọi như vậy đến bốn lần trong một nghị quyết? Theo định tắc hiểu ngược vừa nêu, điều đó hàm ý rằng: trong quá trình biến nghị quyết 36 thành hành động cụ thể, những người Việt hải ngoại bằng lòng hợp tác với CS sẽ bị CS dẫn dụ đi vào con đường vi phạm luật pháp của quốc gia sở tại. Con đường phạm pháp đó chạy ngoằn ngoèo theo những địa đạo nào? Con đường phạm pháp đó có bao nhiêu hầm chông? mìn bẫy? Muốn trả lời các câu hỏi vừa nêu một cách chính xác, chúng ta cần phải chọn lựa khung cảnh pháp lý cụ thể của một quốc gia có cộng đồng người Việt định cư. Bài viết này xin chọn mối quan hệ giữa luật pháp và người Việt nhập cư  tại Hoa Kỳ làm đối tượng trọng yếu cho cuộc khảo sát.
II-VÀO ÐỀ
Trên bình diện nghĩa vụ pháp lý, mỗi người có hai nghĩa vụ căn bản: tôn trọng luật pháp quốc gia và tôn trọng những khế ước mà cá nhân đã ký kết với người khác, tập thể khác. Căn cứ vào hai nghĩa vụ vừa kể, chúng ta hãy xét xem khi một người Việt tạiMỹ hợp tác với CSVN đúng theo lời kêu gọi của nghị quyết 36 thì đương sự sẽ nhận lãnh những hậu quả pháp lý nào?

A-Nghĩa vụ tôn trọng khế ước:
Muốn trở thành công dân Hoa Kỳ, mỗi ứng viên phải đích thân điền vào mẫu đơn N-400. Ðặc biệt tại phần 10, khoản B, đương đơn phải thành thực trả lời “có” hay “không” các câu hỏi sau đây:
            */Câu 9: bạn có đang hay đã từng là đảng viên hay liên hệ dưới bất cứ hình thức nào (trực tiếp hay gián tiếp) với:
a/. Ðảng Cộng Sản
b/. Bất kỳ đảng độc tài nào khác?
c/. Một tổ chức khủng bố?
             */ Câu 10: Bạn có đang hay đã từng ủng hộ, bênh vực (gián tiếp hay trực tiếp) sự lật đổ chánh phủ bằng vũ lực hay bạo động?
            */ Câu 11: bạn có đang hay đã từng hành hạ (trực tiếp hay gián tiếp) một người nào đó vì lý do chủng tộc, tôn giáo, cội nguồn quốc gia, thành viên của một hội đoàn xã hội hay vì lý do quan điểm chính trị? (Xin xem nguyên bản bằng Anh ngữ: US Department of Justice – Application for Naturalization – form N-400 (Rev 07/23/02) N page 7)
Mặt khác, sau khi thi đậu quốc tịch, ứng viên sẽ nhận được giấy gọi đi tuyên thệ quốc tịch, (form N- 455A, Notice of Final Naturalization Hearing) Trên giấy gọi này, ứng viên sẽ phải trả lời một số câuhỏi có nội dung tương tự như các câu hỏi số 9, 10, 11 của Form N-400. Tuy nhiên giấy gọi N- 455A nhấn mạnh: các câu hỏi kia chỉ muốn biết có điều gì thay đổi hay không kể từ ngày ứng viên nộp đơn xin nhập tịch cho đến ngày ứng viên đi tuyên thệ.
Cả hai mẫu đơn N- 400 và N- 455A đều yêu cầu ứng viên xin nhập tịch phải xác nhận mối liên hệ, nếu có, giữa ứng viên với đảng Cộng Sản, các tổ chức độc tài chuyên chế, các đơn vị khủng bố. Sự thể này chứng tỏ một cách mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ tuyệt đối không muốn ban cấp quốc tịch Mỹ cho những người có liên hệ dưới bất cứ dạng thức nào với các tổ chức vừa nêu. Vì vậy, một cách thông thường, để cho thủ tục nhập tịch được trôi chẩy, các ứng viên quốc tịch đều trả lời “không” đối với các câu hỏi 9, 10, 11 của N- 400 và các câu hỏi tương tự của N- 455A. Bây giờ mang những chữ “không” vừa nêu so chiếu với hành động của vài người Việt quốc tịch Mỹ đang hăng hái chấp hành nghị quyết 36, chúng ta thấy một cuộc xoay chiều 180 độ. Có lẽ do mải mê xoay chiều, các người Mỹ gốc Việt kia đã quên đi một số nguyên tắc quan trọng của luật pháp dân chủ.
            -Họ quên rằng N- 400 và N- 455A là hai khế ước họ đã tự nguyện ký kết với chánh phủ Mỹ để đổi lấy sự việc họ được ban cấp quốc tịch Hoa Kỳ.
            -Họ quên rằng mỗi công dân có hai nghĩa vụ pháp lý căn bản. Một là tôn trọng pháp luật quốc gia. Hai là tôn trọng những khế ước mà một cá nhân đã ký kết với cá nhân hay tập thể khác, tập thể công cũng như tập thể tư. Khế ước chính là luật pháp đối với những người đã ký kết.
            -Họ quên rằng: quyền tự do tư tưởng là một trong những quyền tự do thuộc hàng tối thượng tại Hoa Kỳ. Thế nhưng chiếu theo các khế ước N- 400 và N- 455A, tự do tư tưởng không có nghĩa là tự do theo Cộng Sản, tự do hỗ trợ cho một chế độ độc tài toàn trị, tự do chà đạp tín ngưỡng của người khác, tự do bao che những ổ khủng bố...
Ðời sống của mỗi người là một cuộc trả giá bất tận, trả giá cơm, trả giá nhà... Ký khế ước nhập tịch Mỹ để rồi xoay chiều 180 độ chạy theo nghị quyết 36, xoay chiều như vậy giá là bao nhiêu? câu trả lời xin đặt ở phần cuối của bài viết này.

B-Nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc gia.
Bên cạnh nghĩa vụ tôn trọng khế ước quốc tịch, người Việt mang quốc tịch Mỹ còn có nghĩa vụ, cùng với những người không có quốc tịch Hoa Kỳ sinh sống trên lãnh thổ Hợp Chủng Quốc,tôn trọng luật pháp Hoa Kỳ. Phương cách tôn trọng luật pháp một cách tích cực và hữu hiệu nhất chính là nỗ lực phân tích, xác định và xa lánh mọi ngõ ngách dẫn đến hành động phạm pháp. Bằng vào những ngõ ngách nào nghị quyết 36 sẽ biến một người vốn là công dân lương hảo trở thành kẻ phạm pháp? Sau đây là ba ngõ ngách chủ yếu:
            *-/Ngõ ngách một: cuộc hội ngộ với các tổ chức Hồi Giáo khủng bố.
Biến nghị quyết 36 thành hành động cụ thể hiển nhiên là một việc làm chính trị. Nói tới chính trị là nói tới tiên liệu. Hoạt động chính trị nhưng xem nhẹ khả năng tiên liệu chẳng khác nào một người đi biển không mang theo hải bàn. Mặt khác, kể từ sau biến cố tháng 9/11/2001, cá nhân nào, tập thể nào đứng ở vị trí đồng minh với các tổ chức Hồi giáo khủng bố, họ đều là kẻ thù của nước Mỹ. Bây giờ căn cứ vào một số dữ kiện đáng quan tâm, chúng ta hãy tiên liệu xem có hay không mối liên hệ giữa CSVN và Hồi Giáo khủng bố. Những dữ kiện đó như sau:
            _  Ngay sau biến cố 9/11 tại New York, một số sinh viên Hà Nội đã tổ chức biểu tình chào mừng chiến thắng của Al Qaeda. Hiển nhiên đây là một cuộc biểu tình do đảng CSVN đạo diễn.
            _  Vào những năm cuối của chế độ Sadam Hussein, CSVN đã năm lần bẩy lượt hăm dọa là sẽ gửi chí nguyện quân qua giúp Iraq “chống Mỹ cứu nước”.
- Theo kinh Koran, Thiên Chúa Allah xác định “ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng” (Surat 8:12).
Vẫn theo kinh Koran: “Tất cả những kẻ ngoại đạo đều đáng bị chặt đầu hoặc bị bỏ tù” (Surat 47:4).
Hai đoạn kinh Koran vừa trích dẫn cộng với những vụ khủng bố tràn lan khắp thế giới cho thấy Hồi Giáo quá khích vô cùng thù ghét kẻ ngoại đạo, đặc biệt là ngoại đạo Tây Phương. Thế nhưng, tại VN, với vô số khách sạn và những tiện nghi sang trọng khác, CSVN đã và đang rộn rịp tiếp đón đông đảo du khách cùng doanh nhân phương Tây. Nghành du lịch của CSVN không ngừng đưa ra lời quảng cáo tự tin rằng VN là nơi an toàn nhất đối với du khách từ mọi quốc gia trong cộng đồng thế giới. Tại sao CSVN không bao giờ là đối tượng của Hồi Giáo khủng bố, dầu chỉ là một lời đe dọa? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong những quan hệ bí mật giữa CSVN và Hồi Giáo quá khích.
            _  Cả thế giới đều biết: Trung Cộng có rất nhiều mối liên hệ mật thiết với Trung Ðông: xăng dầu, gạo, chất liệu và kỹ thuật chế tạo vũ khí nguyên tử... CSVN đã trung thành với Trung quốc đến độ dâng đất dâng biển cho Bắc triều. Với lòng trung thành đó, nếu CSVN trở thành đồng minh với Hồi giáo khủng bố, theo lệnh của Bắc Kinh, thì đó không phải là điều khó hiểu.
Các dữ kiện có tính cách gợi ý nêu trên đã phát ra tín hiệu rằng chính trị là hoạt động muôn mặt trong đó mặt này liên hệ chặt chẽ với muôn mặt kia và rằng những người hợp tác với VC hãy tự tiên liệu một cách có căn cứ là trong tương lai không xa, những người này sẽ nằm hẳn trong khối liên kết giữa VC và khủng bố Hồi Giáo. Khi sự việc này xẩy ra: những kẻ làm tay sai cho CS thông qua nghị quyết 36 sẽ đương nhiên trở thành kẻ thù của nước Mỹ.
            *-/Ngõ ngách hai: Tác vụ tình báo chống lại Hoa Kỳ:
Cách đây hơn 3200 năm, vua Agammennon của xứ Hy Lạp sai sứ giả mang tặng thành Troy một con ngựa gỗ khổng lồ. Ðây là món quà biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Hy Lạp và Troy. Thế nhưng ngay trong đêm đầu tiên, sau khi thành Troy tiếp nhận quà hữu nghị, thành này đã bị đánh phá tan tành. Lực lượng đánh phá là những cảm tử quân Hy Lạp ẩn nấp trong bụng con ngựa gỗ. Tác vụ tình báo bao giơ cũng khởi đầu bằng những kịch bản rất thân hữu, rất lịch sự. Nghị quyết 36 do VC gửi cho “khúc ruột ngàn dặm” hiển nhiên là một quà tặng kiểu ngựa gỗ thành Troy, gọi là ngựa gỗ 2004. Trong bụng ngựa gỗ 2004, chất chứa rất nhiều âm mưu, trong đó âm mưu tình báo là âm mưu nham hiểm nhất. Thông thường một tác vụ tình báo gồm hai bước căn bản:
            _  Bước một: tạo liên hệ thân thiết hướng về đối tượng mà nhân viên tình báo VC cho là có khả năng săn  tin.
            Nghị quyết 36 làm thân với người Việt hải ngoại bằng cách “thân thương” xác nhận: “Ðảng và nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Nghị quyết 36 làm thân với người Việt hải ngoại bằng cách hứa hẹn “đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.” (Nghị quyết 36, phần III, đoạn 2). Dĩ nhiên khi đi vào hành động cụ thể, VC sẽ có 1001 phương thức làm thân khác nhằm vào những con mồi mà VC đã chọn. Những con mồi đó là ai? Nghị quyết 36 trả lời: họ là những người “có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế,chính trị, xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa nước đó với VN” (NQ 36 phanà I đoạn 1).
            _  Bước hai: cài đặt con mồi ở vào thế phải làm tình báo cho Việt cộng.
Phương pháp cài đặt có thể là mỹ nhân kế, tài chánh kế, thương mãi kế, ma túy kế, danh vọng kế... Ðối với những con mồi thông minh và khó tính, không chấp nhận làm tình báo, VC sẽ bố trí mọi cơ hội thích nghi để tạo vết đen hình sự trong hồ sơ cá nhân của đương sự. Những vết đen kia như những lá bài tẩy để VC gây sức ép buộc con mồi phải ngoan ngoãn bước vào con đường tình báo. Xin đừng quên rằng tin tức tình báo do VC thu lượm được tại Mỹ có thể mang bán cho Trung quốc, cho Hồi giáo khủng bố, cho bất kỳ thế lực nào có âm mưu chống lại nước Mỹ.
Phương pháp tốt nhất giúp một người không bao giờ bị nhiễm “bệnh dịch” làm tình báo cho VC là người đó tuyệt nhiên không giao dịch với VC dưới bất kỳ hình thức nào.
            *-/Ngõ ngách ba: đồng lõa tội cưỡng chiếm công quỹ và tán trợ những hành động phạm pháp khác.
            Chế độ CSVN là chế độ cướp chính quyền, chế độ xây dựng trên những cuộc bầu cử gian lận, chế độ mạo nhận danh nghĩa đại diện người dân. Xuất phát từ cội nguồn phi chính thống vừa kể, mỗi hành động chi tiêu ngân quỹ quốc gia của VC là một hồ sơ phạm pháp. Trên diễn trình thi hành nghị quyết 36, những kẻ hợp tác với CS có thể sẽ được CSVN ban phát một vài món tiền gọi là sở phí và/hoặc thù lao. Những món tiền kia chính là tang vật của tội trộm công quỹ.
Mặt khác, lịch sử của CSVN là lịch sử của tội ác: sát hại lương dân để đoạt thủ tài sản, dâng biển hiến đất cho ngoại bang để củng cố quyền hành, thủ tiêu những người yêu nước để độc chiếm quyền lãnh đạo quốc gia. Do đó bên cạnh tội cưỡng chiếm công quỹ, CSVN không bao giờ từ bỏ bất kỳ con đường kinh tài phi pháp nào. Tài sản của đảng CS là thành tích của vô số tội phạm: tham ô nhũng lạm, buôn bán vũ khí, cần sa, ma túy, buôn bán tin tức  tình báo, bí mật tán trợ khủng bố theo kiểu xui nguyên dục bị để thủ lợi. Nhằm tẩy xóa nguồn gốc phi pháp của đồng tiền thu lượm được. CSVN phải “rửa tiền”. “Rửa tiền” là che đậy nguồn gốc “không lành mạnh” của đồng tiền bằng chiếc áo khoác ngoài hợp pháp. Trong thực tế hoạt động kinh tế, rửa tiền được diễn ra dưới muôn hình vạn trạng. Những người làm tay sai cho CS rất dễ trở thành can phạm của tội “rửa tiền”: một dạng thức của tội tẩu tán tang vật hình sự.
Không còn nghi ngờ gì nữa: kẻ nào hợp tác với CSVN biến nghị quyết 36 thành hành động cụ thể, kẻ đó sẽ phải gánh chịu hai hậu quả pháp lý sau đây:
                        _  Một là quốc tịch Mỹ của đương sự sẽ là đối tượng của thủ tục thu hồi.
                        _  Hai là: kẻ làm tay sai cho CSVN sẽ phải đối diện với các vấn đề hình sự như: đồng lõa khủng bố, làm tình báo cho ngoại bang, tẩu tán tài sản phi pháp.
Câu hỏi được đặt ra là: đến bao giờ và trong hoàn cảnh nào quyền công tố của Hoa Kỳ sẽ khởi động?

C- Hành vi phạm pháp và sự khởi động của quyền công tố:
Hình sự tố tụng của hầu hết quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều dành cho cơ quan công tố quyền tùy nghi truy tố. Quyền này có nghĩa là: đứng trước một vụ phạm pháp, vì nhiều lý do khác nhau, luật pháp cho phép cơ quan công tố: hoặc là truy tố khẩn cấp, hoặc là tiếp tục điều tra, hoặc là tạm xếp hồ sơ. Vì vậy từ khi vụ phạm pháp xẩy ra cho đến ngày quyền công tố thực sự khởi động, thời gian ngắn hay dài khác nhau rất xa tùy theo tình huống pháp lý và/hoặc chính trị của mỗi vụ án. Có những vụ án công tố quyền phải dành nhiều năm theo dõi để có thể bắt giam toàn bộ can phạm, từ con chốt thí đến tướng sĩ tượng. Có những vụ án quyền công tố chỉ thực sự khởi động sau khi bàn cờ chính trị quốc tế để lộ những chuyển biến đáng quan tâm. Vụ án nghị quyết 36 ẩn chứa hai cội nguồn. Cội nguồn thứ nhất là tính chất thuần túy hình sự. Cội nguồn thứ hai là những di biến động trên trận địa tình báo giữa: Trung Cộng – Việt cộng – Hồi giáo quá khích – các thế lực chống phá hoa Kỳ và guồng máy an ninh của Hợp chủng Quốc. Sự khôn ngoan đòi hỏi người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ đừng nhìn những kẻ làm tay sai cho VC trên đất Mỹ- nhưng chưa bị truy tố – để cho rằng làm tay sai cho VC là hợp pháp. Hợp pháp hay bất hợp pháp phải được xác định bởi kết luận rút ra từ kỹ thuật lý luận chung quanh các yếu tố tội phạm, chứ không bởi sự kiện nghi can đã bị truy tố hay chưa?

III- KẾT LUẬN.-
Nhiều năm về trước có thể có một số người đi theo CS vì lý tưởng Mac Lenin. Ngày nay lý tưởng kia đã vỡ vụn theo sự sụp đổ của CS thế giới. Ngày nay CSVN đang cố gắng thổi phồng một mớ tư tưởng vụn vặt, lẫm cẩm, phản khoa học lý luận của Hồ Chí Minh để làm bức tranh trang trí cho chế độ độc tài. Ðằng sau bức tranh nham nhở kia chính là bộ mặt Mafia của CSVN. Ngày nay không có sự chối cãi rằng những người chấp nhận làm tay sai cho VC hiển nhiên chỉ là những kẻ chạy theo đồng tiền. Ðối với thành phần này, đồng tiền vừa là sự khởi đầu, vừa là điểm kết thúc của đời sống. Trong không khí nồng nặc mùi tiền đó, chúng ta không thể viện dẫn tình quê hương, tình đồng bào để thuyết phục CS và tay sai hãy cải tà quy chánh. Tình đã đi rồi. Phương tiện thuyết phục chỉ còn là lý. Lý ở đây là hậu quả hình sự của nghị quyết 36. Lý ở đây là những âm mưu tình báo thâm hiểm ẩn nấp bên dưới nghị quyết 36. Lý ở đây là cuộc hội ngộ buồn thảm giữa hai bên. Bên này là công lý hình sự của Hoa Kỳ, bên kia là các can phạm đã bị thâu hồi quốc tịch Mỹ. Những lý lẽ vừa được trình bày đã trở thành động lực tâm lý, đồng thời, cũng là căn bản lý luận để dẫn tới sự việc bài viết này được hình thành.

Ðỗ Thái Nhiên

No comments:

Post a Comment